Suốt thời gian tồn tại 143 năm của Vương triều nhà Nguyễn, người dân Lộc Thủy (Thừa Thiên – Huế) đều đặn cung tiến tinh dầu tràm cho Vua quan. Trong dân gian, trải qua quá trình chế biến công phu, lá tràm bổi và tràm trà tạo ra những giọt giàu tinh khiết, quý giá, được ứng dụng rộng rãi trong việc phòng ngừa các bệnh từ phong hàn, cảm mạo, cúm đến các bệnh lý ngoài da (mụn, nấm, nhiễm trùng…), bệnh xương khớp.
Khi ép và chưng cất, lá tràm cho ra dầu tự nhiên 100%. Dung môi nhẹ này có tác dụng khử trùng và diệt nấm bởi 2 hoạt chất Eucalyptol và α-Terpineol có tác dụng kháng khuẩn và chống long đàm. Nghiên cứu của Opodis Pharma thực hiện tại Viện Pasteur TP HCM (2008) cho thấy: dầu thuốc sử dụng α-Terpineol tự nhiên chiết xuất từ dầu tràm cũng có tác dụng ức chế virus cúm H5N1.
Bộ sản phẩm dầu tràm Cung Đình. |
Theo thời gian, nguồn nguyên liệu tại Lộc Thủy (huyện Phú Lộc) ngày càng thu hẹp và thu nhập từ nghề làm dầu tràm cũng không cao nên trong nhiều năm qua, người dân không còn mặn việc sản xuất. 1,5 tạ lá mới chiết xuất được 100ml tinh dầu tràm khiến cho người làm nghề cũng gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên tình trạng hàng nhái, hàng giả mang danh Lộc Thủy ngày càng tung hoành, làm tổn hại đến uy tín của làng nghề, ảnh hưởng đến niềm tin người mua.
Trước thực tế đó, chính quyền tỉnh đã quyết tâm gây dựng và khôi phục hoạt động sản xuất truyền thống này bằng các quyết sách như hỗ trợ tài chính, khuyến lâm, bảo hộ… Năm 2011, sản phẩm dầu tràm Lộc Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng chứng nhận. Những tiền đề này khiến vùng nguyên liệu dần hồi sinh, nhưng tình hình kinh doanh ít tiến triển bởi không có một thương hiệu cụ thể nào để nhận diện, không đầu tư vè mẫu mã sản phẩm hay quảng cáo.
Là một người con đất Lộc Thủy, ông Ngô Văn Cường vào TP HCM làm ăn từ năm 1988 và trở thành một doanh nhân thành đạt. Trong nhiều lần về thăm cha mẹ, ông Cường nhận ra giá trị của sản vật quê nhà và hình thành ý tưởng thương mại hóa dầu tràm trên cơ sở áp dụng các công cụ marketing hiện đại.
Đầu tiên, ông đi đặt làm mẫu chai, thuê thiết kế bao bì và đóng chai thủ công để tặng bạn bè, gửi kèm phiếu thăm dò. 200 phản hồi chuyển về cùng nhiều thông tin đáng giá giúp ông thêm tự tin và quyết định: Kiến lập dầu tràm thế hệ mới mang tên Cung Đình. Ông cũng áp dụng các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn sản xuất, bằng các thiết bị đóng chai, vô trùng, chiết xuất hiện đại cộng với kỹ năng thiện nghệ lâu đời của các nghệ nhân làng nghề.
Ý định bước một của Dầu tràm Cung Đình là tái chiếm lòng tin của nhiều người, sau đó giành thị phần với các loại dầu gió khác và bước tiếp theo là xuất khẩu. Hiện nay, dầu tràm Cung Đình đã được phân phối tại hơn 1.000 nhà thuốc trên toàn quốc và tại chuỗi 70 cửa hàng thuộc hệ thống concung.com. Sản phẩm được đón nhận bởi mẫu mã đẹp, màu dầu dễ ưa và tác dụng đa dạng cùng giá thành hợp lý.
Dầu tràm Cung Đình khai trương showroom thứ 3 tại TP HCM. |
Để khắc phục cảm quan mùi hơi hăng đặc thù của lá tràm, ông Cường cũng gặp nhiều kỹ sư hóa học và dược sĩ bào chế để tham vấn về việc điều chỉnh nền nhiệt trong lò nấu lá. Kết quả sau nhiều lần thử nghiệm, mùi Cung Đình trở nên thơm ngát dễ chịu hơn. “Ngửi dầu tràm giúp tôi thêm thư thái. Tôi cũng xông trong xe hơi, phòng làm việc và phòng ngủ, vừa dễ chịu, vừa kích hoạt năng lượng phong thủy”, một khách hàng sử dụng dầu tràm Cung Đình cho biết.
Xông dầu trong phòng làm việc, phòng ăn, phòng ngủ…
Xông, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
Tắm nước ấm có pha thêm dầu.
(Nguồn: Dầu tràm Cung Đình)