9 sai lầm về tiền bạc

Dưới đây là 9 sai lầm tiền bạc lớn nhất tôi từng phạm phải và cách tôi sửa chữa chúng.

Không biết tiền của mình đi đâu

Cứ mỗi lần kiểm tra tài khoản, tôi lại thấy số dư luôn nhỏ hơn mình nghĩ, cứ như là tiền biết bốc hơi vậy. Tôi đoán mình đã tiêu tiền một cách hợp lý, chỉ là không nhớ đã tiêu vào đâu mà thôi. Nhưng khi xem xét lại những lần rút tiền, thì sự thực là tôi đã chi tiêu mất kiểm soát.

Vậy tôi đã sửa chữa sai lầm này như thế nào? Tôi bắt đầu ghi cụ thể những khoản chi của mình vào một cuốn số bỏ túi, giải thích rõ ràng mình đã mua gì. Tôi cũng giữ lại tất cả các loại hóa đơn. Dần dần tôi nhận ra rằng mình đã tiêu cả đống tiền vào những thứ nhỏ nhặt không cần thiết.

9-sai-lam-ve-tien-bac

Bạn nên kiểm soát các khoản chi tiêu một cách hợp lý bằng cách ghi cụ thể những khoản chi. Ảnh: businessinsider

Không chuẩn bị tài chính cho việc sinh con

Tháng 2/2005,vợ chồng tôi phát hiện ra gia đình tôi sắp sửa chào đón thành viên mới. Dù nhận thức được rằng một đứa trả sẽ làm phát sinh nhiều chi phí, nhưng chúng tôi lại chẳng hề thay đổi thói quen chi tiêu để chuẩn bị cho việc này.

Dần dà vợ chồng tôi nhận ra rằng một đứa con sẽ mang lại nhiều thay đổi, và nếu có thể quay ngược thời gian, đáng lẽ chúng tôi nên bắt đầu tiết kiệm ít nhất 100 USD mỗi tuần ngay từ khi phát hiện ra vợ tôi mang thai.

Không có khoản quỹ dành khi cấp bách

Những năm đầu sự nghiệp, tài khoản tiết kiệm của tôi gần như trống rỗng, phần là vì tôi nghĩ không cần thiết phải tiết kiệm làm gì. Hậu quả là mỗi khi có vấn đề đột ngột phát sinh như hỏng xe hay mất ví, tôi không kiếm đâu ra tiền để xoay xở.

Cách giải quyết rất đơn giản: Tôi bắt đầu sử dụng dịch vụ tự động chuyển tiền mỗi tuần từ tài khoản séc sang tài khoản tiết kiệm. Giờ đây tôi đã có một khoản tiết kiệm kha khá. Tuy không thường xuyên phải dùng đến nó, tôi vẫn có thể yên tâm mỗi khi đột nhiên cần tiền gấp.

Thuê chung phòng trọ và không ký tên trên hợp đồng

Tôi từng thuê chung phòng với một vài người bạn, nhưng khi ký hợp đồng, chỉ vài người trong số chúng tôi có tên trên đó. Tôi nằm trong số còn lại.

Đầu tiên thì chẳng có vấn đề gì, nhưng sau đó hai người bạn của tôi cãi nhau. Một trong hai người có tên trên hợp đồng và người còn lại sau đó buộc phải rời khỏi nhà trong ấm ức. Từ đó trở đi, tôi luôn lo ngại mình sẽ mẫu thuẫn với người nào đó có tên trên hợp đồng, vì vậy tôi đã phải dành thời gian đi tìm một nơi ở khác, tuy không lâu nhưng khác căng thẳng. Bởi thế tôi tự nhủ sẽ không bao giờ mắc phải sai lầm này một lần nào nữa trong đời.

Lầm tưởng rằng tiêu tiền vào những thứ đắt tiền sẽ khiến người khác đánh giá tốt hơn về mình

Tôi từng nghĩ rằng quần áo và đồ dùng hàng hiệu sẽ chứng tỏ tôi là người thành công và khiến đồng nghiệp kính trọng mình. Thực ra thứ duy nhất quan trọng chính là thành tích trong công việc của mình, kể cả khi bạn có ăn vận như kẻ vô gia cư đi chăng nữa.

Cũng có vài trường hợp, vẻ ngoài sẽ cho bạn ít nhiều lợi thế, nhưng chỉ là số ít. Cái chính vẫn là những thành tựu bạn đạt được, kỹ năng làm việc và tinh thần ham học hỏi.

Không có kế hoạch nào cho những rủi ro trong tương lai

Tôi sẽ làm gì nếu chẳng may mất việc hay mắc bệnh hiểm nghèo? Tôi không có một kế hoạch nào để chuẩn bị cho những việc đó cả. Tôi đơn giản chỉ nghĩ những chuyện đó sẽ chẳng đời nào xảy đến với mình.

Nhưng cuối cùng, tôi cũng hiểu rằng chẳng có gì là không thể và nếu tôi có kế hoạch đối phó ngay từ bây giờ thì hậu quả sẽ được giảm nhẹ hơn rất nhiều.

Không kế hoạch nào là hoàn hảo được cả. Nhưng ít ra có còn hơn không.

Không bàn về mục tiêu một cách nghiêm túc

Vợ chồng tôi từng nói về chuyện này vài lần, nhưng khá mờ nhạt, giống như cùng nhau mở tưởng hơn là lập kế hoạch để đạt được nó. Và tất nhiên là cũng chẳng có chút động lực nào để cùng bắt tay vào hành động.

Để thay đổi, chúng tôi đã bắt đầu có những cuộc hội thoại chi tiết hơn về điều cả hai thực sự muốn trong tương lai. Dù ban đầu hơi khó khăn, nhưng dần dà mọi thứ trở nên dễ dàng hơn. Chúng tôi nói về việc phải làm gì để mua nhà nuôi con, và lập kế hoạch rõ ràng. Không những thế, vợ chồng tôi còn luôn động viên nhau cùng cố gắng.

Nghĩ rằng tiết kiệm thật nhàm chán và là dấu hiệu của sự nghèo khổ

Thật chẳng có gì đáng chán hơn suốt ngày chỉ biết tiết kiệm. Cuộc sống kiểu gì mà cứ bị ám ảnh bởi  việc làm thế nào để tiêu ít đi? Tốt nhất là cứ tiêu đi và đừng có lo lắng gì cả.

Thật là một suy nghĩ ngu ngốc. Thứ triết lý đó khiến tôi cứ thích gì là mua mà chả bao giờ suy tính và cuối cùng thì tiền tôi tiêu còn lớn hơn số tôi kiếm được.

Cuối cùng may mắn là tôi cũng tỉnh ngộ và bắt đầu tìm hiểu một vài chiến lược tiết kiệm như lắp đặt bóng đèn tiết kiệm hay ăn lại đồ thừa vào bữa trưa hôm sau. Tuy không phải phương pháp nào cũng hiệu quả nhưng tôi cũng tiết kiệm được cả đống tiền. Quả là một thay đổi sáng suốt.

Thói quen mua sách sai

Khoảng 2 lần một lần, tôi thường ghé vào hiệu sách trên đường đi làm để mua vài cuốn. Sẽ chẳng có gì nếu tôi không mua quá nhiều và chẳng bao giờ đọc hết. Việc này khiến tôi tốn tới hơn trăm USD mỗi tháng và giá sách thì đầy ắp những cuốn tôi thậm chí còn chưa từng mở ra.

Để sửa sai, tôi đổi sang đi đường khác để không phải nhìn thấy hiệu sách đó nữa. Tôi cũng chuyển sang dùng thư viện để có thể đọc những cuốn sách mới ra mà không tốn xu nào.

Hà Tường

0913.756.339