‘Quẳng gánh lo tuyển sinh 2015’

Trong bối cảnh ngày càng nhiều trường đại học mở ra, cả thí sinh và phụ huynh đều cho rằng để vào một trường đại học không phải là một bài toán khó. Tuy nhiên, vấn đề việc làm và yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp để đảm bảo ra trường có việc vẫn là vấn đề đáng lo ngại của nhiều người.

Định hướng ngành nghề – Chuyện không của riêng ai

Trong tiếng Việt, chúng ta đã quen sử dụng từ “ngành nghề” để nói về định hướng tương lai. Tuy nhiên điều đó về lâu dài đã dẫn đến thực trạng phụ huynh và học sinh có nhận thức không đúng rằng: “Học ngành nào, ra trường sẽ làm nghề nấy”. Nhiều phụ huynh muốn con mình ứng tuyển các ngành học thuộc khối kinh tế vì cho rằng đó là ngành xu hướng, đồng nghĩa với cơ hội việc làm sẽ cao hơn sau khi ra trường. Ngoài ra, những nghề phổ biến như giáo viên, bác sĩ, kỹ sư xây dựng… luôn nằm trong danh sách những ngành yêu thích được phụ huynh lựa chọn và định hướng cho con cái mình.

Trong khi đó, các bạn trẻ ngày nay đa số đều có cơ hội tiếp xúc với công nghệ từ sớm nên có thể tìm hiểu và tra cứu nhiều thông tin hơn về những ngành mới như ngành Nội dung số đang được giảng dạy tại VTC Academy. Tuy nhiên, bản thân các bạn chưa được cọ xát thực tế, thiếu đi những định hướng khách quan để thuyết phục cha mẹ cho phép học theo đam mê của bản thân mình.

Học sinh nên học ngành hay học nghề

Theo kết quả báo năm 2014 trong bài nghiên cứu về “Hành vi các phụ huynh có con trong độ tuổi vị thành niên” của Đại học Bang Oklahoma, Mỹ, 87% phụ huynh có ý định khuyến khích con cái vào các trường đại học hoặc cao đẳng cộng đồng. Tuy nhiên, chỉ 35% thí sinh đồng thuận với ý kiến của cha mẹ, 65% còn lại cho rằng họ muốn theo học tại các trung tâm đào tạo nghề chuyên nghiệp, dành cho các ngành đặc thù mà trường đại học không có như VFX (kỹ xảo điện ảnh); ngành công nghiệp giải trí điện tử (phim, nhạc, game).

Tại Việt Nam, phụ huynh cũng cho rằng đại học là chìa khoá dẫn đến thành công trong tương lai. Tuy nhiên, trả lời cho câu hỏi: “Nghề nghiệp và ngành học có liên quan hay ảnh hưởng gì đến nhau không?”, ông Phí Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hiệp hội Tin học TP HCM cho rằng: “Nghề nghiệp là thứ sẽ theo chúng ta đến suốt cuộc đời chứ không phải là ngành ta chọn khi vào đại học hay cao đẳng”.

Giải đáp thắc mắc 

Tại chương trình giao lưu trực tuyến, khi được hỏi về lời khuyên cho việc lựa chọn ngành nghề phù hợp với bản thân, ông Nguyễn Lê Minh – Chuyên gia tư vấn của Tổ chức lao động quốc tế ILO chia sẻ: “Để trả lời câu hỏi này trước tiên chúng ta phải hiểu mình là ai? Nghĩa là bạn hiểu được mặt mạnh, mặt yếu, sự đam mê và biết được mình có thể làm được gì, cái mình làm được xã hội có cần không? Ngành nghề lựa chọn chỉ phù hợp trên cơ sở của sự đam mê và bạn có thể thực hiện nó khi xã hội đang có nhu cầu”.

Với câu hỏi về vấn đề các nhà tuyển dụng quan tâm ở ứng viên khi thi tuyển, bà Lê Thị Đoan Trinh, Trưởng bộ phận hỗ trợ kinh doanh – TTV Online cho biết:  “Với vai trò nhà tuyển dụng, chúng tôi thường quan tâm 2 điều ở ứng viên. Thứ nhất là mức độ tin cậy của ứng viên và thứ hai chính là khả năng đáp ứng các yêu cầu công việc của vị trí mà bạn ứng tuyển. Nếu một ứng viên có năng lực và kinh nghiệm đáp ứng được các yêu cầu của vị trí nhưng không trung thực, không minh bạch thì chúng tôi cũng không lựa chọn bạn. Ngược lại, nếu ứng viên rõ ràng, thẳng thắn và chân thật nhưng không đủ năng lực thì chúng tôi cũng không thể quyết định tuyển bạn được”.

Ngoài ra, có nhiều thí sinh thắc mắc rằng liệu đại học có phải là con đường duy nhất để dẫn tới thành công. Chia sẻ quan điểm về vấn đề này, ông Nguyễn Lê Minh cho biết: “Theo kinh nghiệm bản thân, đại học chỉ là nơi cung cấp những kiến thức cơ bản của một ngành nghề. Muốn tiến tới thành công còn nhiều yêu cầu khác nữa như say mê với công việc, tính cần cù, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp… Đã có nhiều ví dụ cả trong và ngoài nước cho thấy không nhất thiết phải có bằng đại học mới thành đạt trong cuộc đời. Ví dụ là anh Trần Quốc Hải, một nông dân ở Tây Ninh, chưa có bằng đại học nhưng đã chế tạo nhiều máy nông nghiệp giúp bà con tăng năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc. Anh Hải còn sang tận Campuchia sửa giúp nước bạn sửa chữa hàng chục xe bọc thép và hơn thế nữa còn chế tạo thành công xe bọc thép kiểu mới”.

Tiếp nối thành công của chương trình giao lưu trực tuyến, sắp tới VTC Academy sẽ tổ chức ngày hội Open House nhằm chia sẻ những thông tin mới. Thông tin chương trình này tại đây.

VTC Academy có các ngành học trong lĩnh vực lập trình và thiết kế công nghệ, đặc biệt là công nghệ sản xuất game như thiết kế Game 3D; hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D; lập trình phát triển Game; lập trình phát triển ứng dụng di động. Chi tiết truy cập website: www.vtcacademy.edu.vn

(Nguồn: VTC Academy)

0913.756.339