Malaysia từng bước làm mới mô hình thương mại

Việc mở rộng giao thương của các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tạo điều kiện thuận lợi hóa thương mại giữa các nước sẽ giúp đẩy mạnh thông thương. Điển hình như năm 2014, xuất khẩu Malaysia sang các nước làng giềng trong khối ASEAN đã tăng 6% so với năm 2013.

ASEAN đang tập trung thúc đẩy nhanh việc thiết lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) để đưa AEC vào hoạt động cuối năm nay. Với dân số hơn 620 triệu USD, việc thành lập AEC sẽ tạo ra một thị trường và cơ sở sản xuất lớn cho khu vực. ASEAN tiếp tục được xem là thị trường mục tiêu chính của Malaysia, được thúc đẩy bởi các chính sách kinh tế và cải thiện đầu tư, phát triển nhóm thu nhập trung bình cũng như kế hoạch phát triển cùng các hoạt động cải cách bởi các thị trường tương ứng. Trong năm 2014, thương mại của Malaysia với ASEAN đạt 1,1 tỷ USD, chiếm 26,8 % tổng kim ngạch thương mại của nước này. Điều này đã phản ánh tầm quan trọng của ASEAN là một thị trường quan trọng cho các sản phẩm và dịch vụ của Malaysia. Kim ngạch xuất khẩu Malaysia sang các nước láng giềng ASEAN tăng 6% so với 2013.

Tổng kim ngạch thương mại Malaysia tăng 6% trong năm 2014 được ghi nhận là mức trưởng nhanh nhất trong 4 năm kể từ năm 2010 đến nay. Năm 2014 là năm thứ 17 liên tiếp Malaysia xuất siêu ra thị trường thế giới.

Thương mại đóng góp một phần lớn cho thu nhập của Malaysia với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ trung bình hơn 100% GDP trong 15 năm qua. Các nhà nhập khẩu có nhiều lựa chọn từ Malaysia, đặc biệt là khi các sản phẩm và dịch vụ của nước này đã được biết đến trên toàn thế giới bởi chất lượng và độ tin cậy trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới. Malaysia đã và đang xuất khẩu đến hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới.

Trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp Malaysia đã trở thành những đối tác cung ứng chiến lược. Malaysia được xếp hạng là một trong những nhà xuất khẩu lớn thế giới về chất bán dẫn, các thiết bị y tế, thực phẩm chế biến, vật liệu xây dựng, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, dịch vụ gia công phần mềm, thông tin, công nghệ truyền thông (ICT) và dịch vụ kỹ thuật. Tất cả đã minh chứng cho việc Malaysia luôn được đánh giá và đạt được sự tin tưởng cao của các quốc gia trên toàn thế giới.

Ngành dịch vụ Malaysia đang phát triển ngày càng mạnh mẽ và đạt được sự công nhận toàn cầu cho một số dự án mang tính bước ngoặt. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ của Malaysia đã phát triển chuyên môn, năng lực và khả năng để trở thành nhà cung cấp dịch vụ với quy mô lớn cho cả thị trường trong nước và ở nước ngoài.

Lĩnh vực sản xuất được xem là thành phần lớn nhất của chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI), chiếm 65% trong chỉ số tổng thể, tăng 6,5% so với năm trước. Theo đó, năm 2014, chỉ số IPI của Malaysia đã tăng 12%, sản xuất trong lĩnh vực điện và điện tử tăng 10% so với năm trước chỉ trong tháng 1/2014. Các hoạt động sản xuất trong ngành dầu khí, hóa chất, cao su và các sản phẩm nhựa là một phần quan trọng của xuất khẩu Malaysia và chiếm hơn 25% tổng sản lượng, tăng 5%. Mặc cho những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, tăng trưởng trong lĩnh vực này của Malaysia đã đạt 1,6% trong năm 2014.

Malaysia đang là nước xuất khẩu chính các sản phẩm đạt chứng nhận halal (xuất khẩu trị giá 9,8 tỷ USD trong năm 2013) và mong muốn trở thành một trung tâm sản xuất và cung cấp các sản phẩm này trên toàn thế giới. Bởi, nhu cầu đối với sản phẩm đạt chứng nhận halal ​​sẽ không ngừng tăng trong 5 năm tiếp theo.

Với mong muốn thúc đẩy, tăng cường các hoạt động giao thương giữa Việt Nam và Malaysia, Cơ quan Xúc tiến thương mại Malaysia tại Việt Nam (MATRADE ) thường xuyên tổ chức, ủng hộ cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham dự nhiều sự kiện thương mại lớn tại Malaysia với các ưu đãi khác nhau.

Thông tin chi tiết, liên hệ email: hcmc@matrade.gov.my. Tel: 848-38221468, 1206-1207 Me Linh Point Tower, số 2 Ngô Đức Kế, quận 1, TP HCM.

(Nguồn: MATRADE)

0913.756.339