Andy Ong được biết đến là một trong những triệu phú trẻ của Singapore. Từ một cậu bé nghèo khó, ông đã vươn lên và thành công ở nhiều lĩnh vực. Andy cho rằng, khủng hoảng kinh tế luôn mang lại cho ta nhiều cơ hội.
Hoàn cảnh làm nên cốt cách
Năm 6 tuổi, Andy Ong chỉ là một học sinh nghèo trong khu xóm lao động. Hằng ngày, Andy nhìn các bạn học của mình từ xa, lòng ghen tị vì các bạn được mang những đôi giày hàng hiệu còn mình chỉ được mang một đôi giày trắng làm bằng vải dù cũ. Đó là tất cả những gì mẹ của Andy có thể mua vì gia đình ông còn có bốn anh chị em nữa và mẹ ông phải sống đơn thân nuôi con.
Lớn lên trong cảnh túng thiếu, Andy sớm nung nấu quyết tâm đổi đời. Ông tìm công việc bán thời gian rồi làm ngày làm đêm với khát khao cháy bỏng là có đủ tiền học hết phổ thông rồi lên đại học. Ông hoàn thành phổ thông tại Học viện Raffles, sau đó vào Cao đẳng St. Andrews Junior và học tại Đại học quốc gia Singapore. Từ năm 15 đến 24 tuổi, Andy làm phụ bếp cho một nhà hàng của Hà Lan. Công việc hàng ngày của ông là thái rau từ 6 giờ chiều đến tận 11 giờ đêm sau giờ học. Bây giờ, ở tuổi 45, ông là một trong 10 triệu phú trẻ tuổi tại Singapore, có một căn biệt thự ở khu Bờ Đông và sở hữu một chiếc Maserati, một chiếc Audi.
Triết lý giáo dục khác biệt
Với chỉ 10.000 USD tiền mặt và hơn 20.000 USD tiền vay ngân hàng, Andy đã mở tòa soạn Tạp chí hoạch định tài chính Á Châu. Ban đầu công ty chỉ có 2 người làm, nhưng chỉ sau 14 ngày làm việc, công ty đã hòa vốn. “Lúc đó tôi đã tính đến chuyện tìm một công việc an nhàn cho xong, làm lính cũng được, nhưng tôi đã chọn con đường gồ ghề hơn. Tôi không muốn cả đời làm lính mãi”, ông chia sẻ.
Từ 2 người, tòa soạn tuyển được 8 người. Năm năm sau, Andy bán lại tòa soạn cho một tập đoàn của Mỹ, thu về lợi nhuận kếch sù để tập trung nguồn lực cho ERC (Entrepreneur Resource Center). Lúc đầu, Andy hợp tác với một số doanh nhân khác như ông Douglas Foo – ông chủ của chuỗi nhà hàng Sakae Sushi và ông Kenny Yap – giám đốc một trang trại nuôi cá. Những ân nhân này đã cung cấp cho các sinh viên của trung tâm những kinh nghiệm mà một ông chủ cần có. Hệ thống giáo dục tại ERC luôn gắn liền với thực tiễn. Các sinh viên được bố trí đến các doanh nghiệp để học hỏi thực tế, cọ xát liên tục với môi trường làm việc.
“Học từ sách vở thôi chưa đủ, bạn phải học từ thực tế nữa. Phải đi vào thực tế rồi mới biết bạn có đủ say mê và đói khát để trở thành ông chủ hay không. Không phải ai cũng được Chúa ban cho khả năng thiên bẩm để trở thành doanh chủ, mặc dù ai cũng có tiềm năng để mưu sinh. Một số người chỉ có thiên hướng phục vụ chứ không làm chủ. Đó là một trong những câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra khi thành lập ERC. Ngoài việc khích lệ các bạn sinh viên khởi nghiệp, chúng tôi muốn các bạn phải luôn cân nhắc kỹ con đường sự nghiệp của mình. Triết lý giáo dục của chúng tôi là tạo ra giá trị cuộc sống để ai cũng có thể để lại di sản cho đời”, Andy cho biết.
Lập ra ERC International, Andy Ong mong muốn đào tạo những thế hệ doanh nhân ưu tú và nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục tại Việt Nam. Trung tâm đào tạo 4 chuyên ngành do Đại học công lập Greenwich, Anh cấp bằng gồm quản trị kinh doanh; tài chính – ngân hàng; marketing; du lịch – khách sạn. Sứ mệnh của trung tâm là định hình lại quan điểm và chiến lược của đối tượng nhân viên văn phòng vốn dĩ chỉ biết thỏa mãn với công việc ổn định ngày làm 8 tiếng, cuối tháng lãnh lương. Điểm nổi bật trong phương pháp giảng dạy là mô hình lớp học – thị trường. Bên cạnh cập nhật liên tục kiến thức thị trường kinh doanh thế giới, sinh viên còn có cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp qua chương trình “Gặp gỡ lãnh đạo cấp cao” và các chuyến tham quan, kiến tập tại nhiều tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam và Singapore.
Vượt qua giông bão để trưởng thành
Trong giai đoạn kinh tế bất ổn, ông đã sáng lập ra ERC Holdings, tập đoàn kinh doanh bất động sản và xuất bản của Singapore. Ông cho rằng đây là thời điểm tốt để bước ra ngoài kiếm triệu đô. Đối với ông, đợt khủng hoảng này đã mang đến nhiều cơ hội vô tiền khoáng hậu. Làm giàu trong cơn khủng hoảng dễ hơn nhiều so với làm giàu trong lúc thị trường đang phát đạt.
Andy hồi tưởng lại thời kỳ “cưỡi” bão khủng hoảng năm 1997. Ban đầu, ông suy sụp và tức giận vì lúc đó đang giữ chân thư ký tòa soạn tại một nhà xuất bản thì bất ngờ bị mất việc do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Ông cho biết: “Lúc đó, tôi rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tôi chỉ biết nhủ lòng là bây giờ chỉ còn hai con đường, một là chết chìm với số đông hoặc bơi tiếp để sinh tồn. Cuối cùng tôi quyết định vượt qua chính mình”.
Đối mặt với thất bại mỗi ngày và chịu nhiều áp lực để vượt qua được nó, đến nay, ông coi việc thất bại là một phần của cuộc sống. Theo ông, đối mặt với thất bại sẽ làm bạn mệt mỏi và đau khổ nhưng cần giải quyết thế nào để sau đó làm cho công việc tốt đẹp hơn thì thành công sẽ đến, tiền bạc đầu tư mang về cũng sẽ nhiều hơn.
Tờ báo Evening Standard có trụ sở tại London đã công bố một nghiên cứu rằng có đến 90% những người đến thuê tại khu cao ốc văn phòng Regus từng là nhân viên các tập đoàn tài chính. Họ đã rời bỏ công việc ổn định để tự mở doanh nghiệp riêng. Tuy nhiên, theo Andy, người Singapore không cảm nhận rõ ràng về hậu quả của khủng hoảng kinh tế. Nhóm người dân có thu nhập trung bình và thấp thường có thói quen tiết kiệm tiền để sẵn trong ngân hàng, cho nên khi kinh tế khó khăn, họ chỉ cần thắt lưng buộc bụng một chút, rút tiền ngân hàng ra là xong, đủ lực để vượt qua khủng hoảng một cách từ từ. Còn đối với người Châu Âu, khi khủng hoảng đến, họ trở nên đói khát mãnh liệt hơn bao giờ hết về mặt tài chính và đó là cách họ bay cao trong mọi cơn bão tài chính. Theo ông, để nhìn thấy cơ hội trong cảnh khốn khó, bạn phải thay đổi tâm trí của mình. Bạn cần có đủ sự tinh anh để nhìn thấy sự tích cực trong một mớ hỗn độn đầy tiêu cực, nhìn thấy cái tốt thậm chí nghệ thuật trong một bức tranh xấu xí.
Ngay từ bây giờ, Andy Ong đã bắt đầu tính toán thời điểm “bay cao” tiếp theo cho sự nghiệp của mình – đó là khi cơn bão tài chính tiếp theo ập tới. “Lúc trước tôi ốm yếu xanh xao lắm, thế là tôi quyết định sẽ luyện môn đua thuyền rồng và ca-nô thể thao. Ba tháng đầu mới chơi mấy môn này, tôi như rớt xuống địa ngục. Ba ngày trong tuần tôi đều đặn tới phòng gym. Cuối cùng đội đua của tôi về nhì trong cuộc đua thuyền của NUS hồi đầu thập niên 90”, ông chia sẻ thêm.
Từ tháng 8, ERC International tuyển sinh chương trình cử nhân Anh tại Việt Nam thông qua xét tuyển hồ sơ THPT. Liên hệ nộp hồ sơ theo địa chỉ:
ERC International, 88 Huỳnh Văn Bánh, phường 15, quận Phú Nhuận, TP HCM.
ERC city Campus, 4 Lê Quý Đôn, phường 6, quận 3, TP HCM
Hotline: (08) 62 9292 88
(Nguồn: ERC International)