Giải pháp phủ xanh công trình xây dựng

Xu hướng xây dựng công trình xanh đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới vì đã mang lại tác dụng kép cho nhà đầu tư: vừa tiết kiệm năng lượng, phát triển kinh doanh bền vững vừa hạn chế ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu.

2 tiêu chí xây dựng công trình xanh

Xuất phát từ Mỹ vào cuối thế kỷ 20, xu hướng xây dựng công trình xanh đã phát triển mạnh mẽ trong ngành kiến trúc xây dựng quốc tế. Lợi ích kinh tế, xã hội thể hiện qua các tiêu chí sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nước, vật liệu, giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe con người… giúp công trình xanh ngày càng gần gũi hơn với cộng đồng. Hiện nay, công trình xanh không chỉ được ứng dụng tại các xí nghiệp, nhà máy, tòa nhà, công trình công cộng… mà còn được áp dụng trong xây dựng nhà ở. Cùng với sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật hiện đại, việc xây dựng ngày càng trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

Có 2 tiêu chí để xây dựng công trình xanh. Thứ nhất là tạo cấu trúc, cảnh quan và môi trường xanh gần gũi với thiên nhiên. Điều này thể hiện qua thiết kế kiến trúc tòa nhà sao cho có thể tận dụng các yếu tố thiên nhiên như gió, nước, ánh sáng mặt trời… nhằm tiết kiệm chi phí tiêu thụ điện năng, từ đó giảm lượng phát thải CO2 tương ứng. Bên cạnh đó là kết hợp bố trí cây xanh và cảnh quan thiên nhiên hợp lý.

Tiêu chí thứ 2 là dùng các loại vật liệu xây dựng bền vững, được sản xuất với công nghệ cao, đạt các tiêu chuẩn công trình xanh quốc tế như chuẩn LEED của Mỹ… vừa giúp nhà đầu tư tiết kiệm năng lượng hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng. Việc này được đánh giá là khá đơn giản, dễ thực hiện và không tốn quá nhiều thời gian, công sức đầu tư.

Vật liệu xây dựng bền vững công nghệ Thermatech 

polyad

Nhà máy Coca-Cola Thủ Đức sử dụng thép mạ màu Clean Colorbond Thermatech giúp gia tăng giá trị xanh cho công trình và bảo vệ sức khỏe người lao động.

Một trong những giải pháp đơn giản giúp phủ xanh các công trình xây dựng là dùng các loại thép mạ màu áp dụng công nghệ Thermatech để thiết kế mái và vách. Đây là công nghệ phản xạ năng lượng mặt trời, giảm chi phí làm mát từ đó giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, góp phần hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu.

Do mái nhà là yếu tố cần quan tâm chính khi thiết kế tòa nhà để có khả năng phản xạ nhiệt và làm giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị nên sử dụng thép mạ màu Colorbond công nghệ Thermatech sẽ giúp nhà đầu tư xây dựng công trình xanh hiệu quả và có thể đáp ứng tiêu chí công trình xanh LEED của Mỹ. Cụ thể, theo tiêu chí LEED, với độ dốc mái nhỏ (dưới 9,8 độ), chỉ số phản xạ nhiệt (SRI) tối thiểu phải đạt 78. Clean Colorbond cho chỉ số SRI lớn hơn 80, nhờ đó đáp ứng tiêu chuẩn này. Với công nghệ Thermatech, thép mạ màu Clean Colorbond giúp giảm nhiệt độ mái công trình tới 6 độ C nhờ đó giảm chi phí tiêu thụ năng lượng làm mát đến 15% mỗi năm.

Sử dụng thép mạ màu của Colorbond còn giúp nhà đầu tư an tâm với hàng loạt lợi ích bền vững khác. Đó là tính thẩm mỹ cao với các màu sắc trang nhã, độ bền màu được bảo hành đến 10 năm, dễ tạo kiểu, đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế, bảo hành bong tróc sơn đến 10 năm… Nghiên cứu thực tế còn cho thấy thép Clean Colorbond với lớp mạ AZ150 của thép Zincalume có tuổi thọ cao gấp 4 lần so với tuổi thọ của thép mạ kẽm thông thường. NS BlueScope cung cấp cho khách hàng chế độ bảo hành chống ăn mòn thủng lên đến 20 năm.

Nhờ những ưu điểm nổi trội, độc đáo trên mà sản phẩm thép mạ màu Clean  Colorbond được nhiều nhà đầu tư lựa chọn cho các công trình xanh. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn sản phẩm này cho các công trình trọng điểm như nhà máy Coca-Cola Thủ Đức, nhà máy Esquel Hòa Bình, nhà máy Laurelton, nhà máy Hanesbrand Phú Bài…

(Nguồn: Colorbond)

0913.756.339