Việc tăng vốn điều lệ này nằm trong kế hoạch tăng vốn đã được đại hội đồng cổ đông ngân hàng thông qua và đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận.
Trước đó, trong năm 2014, SCB có chủ trương tăng vốn và đã tiến hành các thủ tục mời gọi nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến 31/12/2014 chỉ có một cá nhân là bà Trương Muội (Trương Mỹ Lan) thực hiện góp thêm 100 tỷ đồng nên kế hoạch phát hành 200 triệu cổ phần (2.000 tỷ đồng) cho cổ đông hiện hữu không thành công.
SCB là ngân hàng đầu tiên thực hiện phương án hợp nhất và hiện giờ đã cơ bản ổn định. |
Do vậy, ngân hàng này đã tìm đến các đối tác ngước ngoài và chào bán lần lượt 142,5 triệu cổ phần, ứng với 9,9% vốn cho Noble Capital Group Limited; 47,5 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 3,3% cho Glory Capital Investment Limited Place of Incorporation (cả hai đối tác ngoại này đều đến từ Anh).
Với phương án này, SCB nhận được 100 tỷ từ cổ đông hiện hữu là bà Trường Muội và 1.900 tỷ đồng từ hai nhà đầu tư ngoại nêu trên. Cùng với sự xuất hiện của hai cổ đông ngoại này, Hội đồng quản trị đã bầu bổ sung ông Henry Sun Kaziang, quốc tịch Australia là đại diện đến từ Noble Capital Group.
Lệ Chi