Trung Quốc giảm dự trữ bắt buộc mạnh nhất 7 năm

Thông báo này được đăng trên website PBOC hôm qua. Đây là đợt giảm thứ 2 trong năm của cơ quan này, nhưng 18,5% vẫn còn cao so với thế giới.

Với các tổ chức tài chính cho vùng nông thôn – như Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp, mức giảm sẽ là 2%. Còn các nhà băng có cơ cấu cho vay đáng kể cho nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ, mức giảm là 1,5%.

li-8789-1429493105.jpg

Thủ tướng Trung Quốc – Lý Khắc Cường trong một phiên họp tháng trước. Ảnh: Bloomberg

Động thái này của Trung Quốc tương tự Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), đồng thời tuân thủ đúng cam kết của Thủ tướng Lý Khắc Cường tuần trước, rằng sẽ can thiệp nếu tăng trưởng kinh tế chậm ảnh hưởng đến tình hình việc làm.

Thống đốc PBOC – ông Zhou Xiaochuan cuối tuần trước cũng khẳng định nước nàyc vẫn còn khả năng nới lỏng. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí và cho vay nhiều hơn. Với mức giảm dự trữ bắt buộc 1%, một lượng vốn tương đương 1.200 tỷ NDT (194 tỷ USD) sẽ được giải phóng khỏi ngân hàng, đồng thời thúc đẩy sự bùng nổ trên thị trường chứng khoán.

“Lần cắt giảm này lớn hơn nhiều so với dự đoán của thị trường. Các nhà băng sẽ ngập trong thanh khoản. Nó cũng sẽ như thêm dầu vào thị trường chứng khoán vốn đang rất nóng”, Liu Li-Gang – kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại ANZ nhận định.

Khoảng 30 quốc gia trên thế giới đang thực hiện chính sách nới lỏng để kích thích tăng trưởng và chống lạm phát thấp. Nền kinh tế lớn nhì thế giới cũng đang đối mặt với tình trạng bị rút vốn và GDP tăng chậm lại, đe dọa hoạt động tạo mới việc làm – vốn cần thiết để duy trì tốc độ đô thị hóa.

GDP nước này chỉ tăng 7% trong quý I – chậm nhất từ 2009. Trong khi đó, sản xuất công nghiệp tháng 3 tăng chậm nhất từ tháng 11/2008. Dự trữ ngoại hối cũng giảm mạnh kỷ lục quý trước, làm dấy lên đồn đoán PBOC đang bán ngoại tệ để hỗ trợ NDT.

Hà Thu(theo Bloomberg)

0913.756.339