Nghề huấn luyện viên Yoga

Nói đến Yoga, nhiều người nghĩ đó là một môn thể thao, một hoạt động giải trí. Hoặc nếu nói đến nghề dạy Yoga, người Việt cũng sẽ nghĩ đó là nghề của người nước ngoài, người Ấn Độ – cái nôi của Yoga. Trên thực tế, môn thể thao này đang dần trở thành một nghề phổ biến, được yêu thích ở Việt Nam. Nó không chỉ mang lại sức khỏe, trí tuệ, hỗ trợ cho công việc của người tập luyện và giảng dạy mà nó còn mang lại một nguồn thu nhập đáng kể cho nghề huấn luyện viên.

Chị Nhung – kế toán của công ty Electrolux Việt Nam chi nhánh TP HCM, đã làm huấn luyện viên Yoga được một năm. Chị yêu thích môn thể thao này từ lâu và vì thế đã tìm hiểu để tham gia khóa huấn luyện viên Yoga. “Yoga tốt cho sức khỏe và sự tập trung. Do vậy, tôi quyết định học khóa huấn luyện viên Yoga với mong muốn giúp cho nhiều người có được tinh thần, thể lực tốt” chị Nhung chia sẻ. Hiện tại, để cân bằng với công việc kế toán, chị dạy Yoga ngoài giờ vào buổi sáng trước khi đi làm và buổi chiều sau khi tan sở. Những người thân trong gia đình chị như mẹ chồng, em chồng và cả chồng chị cũng đều chăm chỉ luyện tập Yoga.

Chị Nhung đã làm huấn luyện viên Yoga được 1 năm.

Chị Nhung đã làm huấn luyện viên Yoga được một năm.

Khác với chị Nhung, chị Kim Hồng – cán bộ quản lý dự án quận e ngại các hoạt động thể lực. Tình cờ một lần thấy các thông tin hoạt động cộng đồng của Master Sridevi Tố Hải – người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực Yoga & Thiền, chị đã tích cực theo dõi và muốn tham gia. “Ban đầu, tôi thấy các tư thế của Yoga khá khó, cần đến độ dẻo và thể hình, nhưng khi hỏi cô Tố Hải thì cô nói không nhất thiết phải tập những tư thế khó. Mục đích lớn của Yoga là rèn luyện sức khỏe và tâm – thân – trí chứ không phải chỉ có những tư thế đẹp và những đường cong. Vì vậy tôi đã an tâm theo học khóa huấn luyện viên Yoga”. Chị Kim Hồng cho biết thêm, từ ngày luyện tập, chị thấy tinh thần luôn khỏe khoắn và công việc dễ dàng đi vào quỹ đạo hơn.

Ở tuổi 60, cô Trinh hiện là huấn luyện viên Yoga bà bầu. Nhiều người nghĩ rằng những người cao tuổi thì chỉ có thể tập luyện đơn giản chứ không thể theo đuổi nghề Yoga chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cô Trinh mới chỉ học huấn luyện viên Yoga cách đây 5 năm. Khi đó, cô đang bị thoái hóa cột sống 7 đốt mà trước đó đã điều trị bằng nhiều cách nhưng không khỏi. Ban đầu, con gái cô thuyết phục cô đến với Yoga nhưng cô còn lo ngại các tư thế uốn dẻo sẽ khiến cơ xương vốn đang có bệnh của cô dễ gãy. Trước sự cam kết của cô con gái đã tập Yoga nhiều năm, cô Trinh bắt đầu theo học. Chỉ sau khoảng vài tháng, cô cảm thấy khỏe hơn. Dù đã nhiều tuổi, cô Trinh vẫn hoạt động trong nghề huấn luyện viên để vừa thường xuyên luyện tập Yoga, vừa giúp ích cho nhiều người và cũng là để gia tăng thu nhập.

Cô Trinh với động tác Yoga rất cần sự dẻo dai và sức mạnh bền bỉ.

Không đến với Yoga một cách ngẫu nhiên hay vì sức khỏe như các nhân vật kể trên, 2 nhân vật dưới đây đều tin rằng Yoga hỗ trợ họ trong công việc. Do vậy, theo đuổi Yoga là điều nằm trong kế hoạch của họ.

Trước tiên phải kể đến cô Huệ, một bác sĩ tâm lý. Cô thường tiếp xúc với các bệnh nhân bị trầm cảm, stress hoặc các em nhỏ gặp vấn đề tăng động, tự kỉ, thiếu tập trung. Hầu hết, họ đều có phần mệt mỏi và không có ý chí quyết tâm. Tuy nhiên, khi trị liệu tâm lý kết hợp với Yoga, các bệnh nhân đều có khả năng phục hồi và phục hồi khá nhanh. Mặc dù khóa học huấn luyện viên Yoga của cô Huệ chưa kết thúc, nhưng cô nhận thấy môn thể thao này giúp ích nhiều cho công việc của mình.

Trường hợp thứ 2 là vợ chồng anh Dương, chị Linh, Việt kiều Australia, kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng khách sạn nhưng đam mê Yoga và muốn đem nghề này sang Australia. Anh Dương cho biết, anh và vợ theo đuổi Yoga đã nhiều năm, ban đầu, anh chị tập để tăng thể lực. Sau này, khi thấy sức khỏe, tinh thần đều tăng lên, anh chị giới thiệu với một số người bạn bị chấn thương do tập các môn thể thao khác và họ đều phục hồi tốt. Vì thế, anh chị quyết định đem nghề giảng dạy Yoga sang Australia để phát triển.

Để tìm hiểu rõ hơn về nghề huấn luyện viên cũng như định hướng nghề Yoga của người Việt, Master Sridevi Tố Hải – người có 14 năm trong luyện tập Yoga đồng thời là đại diện thương hiệu cho Yoga toàn cầu và Yoga 100 năm của Ấn Độ tại Việt Nam đã chia sẻ về bộ môn này.

Trước khi đến với Yoga, bản thân chị Tố Hải từng mắc chứng xơ hóa cơ Delta. Vốn là người yêu thích hoạt động thể dục thể thao, chị đã tìm hiểu Yoga và theo đuổi từ năm 15 tuổi. Chị cho biết: “Căn bệnh xơ hóa cơ Delta làm cho lưng của tôi nhô lên và gù đi, hai cùi chỏ không khép lại được. Ban đầu, tôi tự học Yoga tại nhà và nhận thấy sự cải thiện khi hai cùi chỏ của của tôi dần khép lại. Lúc bấy giờ, nghề huấn luyện viên Yoga còn rất mới, chỉ có 5-6 người. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi thấy nghề Yoga khá phù hợp với người Việt”.

Master Sridevi Tố Hải.

Master Sridevi Tố Hải khẳng định người Việt Nam phù hợp làm huấn luyện viên Yoga và có khả năng “xuất khẩu” nghề ra nước ngoài với các lý do sau

Thứ nhất, Yoga cần sự dẻo dai, uyển chuyển, tính chịu đựng và sáng tạo cao, những điều này người Việt Nam đều làm tốt.

Thứ hai, Yoga cần ở người giảng dạy sự am hiểu, niềm tin vào luật âm dương, điều này luôn tồn tại trong mỗi người Việt.

Điều thứ ba quan trọng không kém là cho đến thời điểm này, các quốc gia trên thế giới vẫn chưa quan tâm đến nghề huấn luyện viên Yoga và không coi đó là một nghề. Đây là cơ hội lớn của Việt Nam.

Điều thứ tư điều khiến Master Sridevi trăn trở là những người Việt ở nước ngoài mà chị gặp thường không có nghề nghiệp rõ ràng và nhiều khi không được coi trọng ở nước bản xứ. Trong khi đó, nghề huấn luyện viên Yoga là nghề được trọng vọng vì mang lại sức khỏe, tâm trí ổn định cho con người.

Và cuối cùng, nhiều người tưởng rằng Ấn Độ là nơi sản sinh ra Yoga thì sẽ dạy bộ môn này tốt hơn, nhưng thực tế có rất ít người Ấn Độ theo học Yoga. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, cũng như Việt Nam là đất nước nổi danh trên thế giới với thổ cẩm nhưng không nghiều người Việt quan tâm đến chúng.

Với 5 lý do trên, Master Sridevi Tố Hải khẳng định, người Việt Nam đang gặp những điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hòa để hình thành nghề huấn luyện viên Yoga. Đó cũng là lý do giải thích tại sao hiện nay ngày càng có nhiều người theo học Yoga không chỉ với mục đích làm đẹp, chăm sóc sức khỏe mà còn để lấy một nghề có thể cống hiến tới già.

(Nguồn: Công ty Thiền và Yoga Trái Tim Vàng)

0913.756.339