Mẹo chi tiêu cho sinh viên mới ra trường

Nếu bạn là một trong những sinh viên may mắn có được việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, vậy thì xin chúc mừng. Bạn đã đầu tư rất nhiều vào bản thân mình, và bây giờ là lúc chứng kiến mọi nỗ lực được đền đáp. Có thể bạn đã dự định sẽ tiêu tháng lương đầu tiên vào đâu, nhưng việc dành vài phút để lên kế hoạch cho tài chính trong tương lai là vô cùng cần thiết.

Đi đúng hướng ngay từ đầu sẽ giúp bạn tránh được những sai lầm và thói quen xấu có thể khiến tình hình tài chính của bạn gặp nguy hiểm. Bạn đã làm việc chăm chỉ để kiếm được số lương đó. Và hãy làm theo 5 điều sau đây để khiến chúng sinh lời cho mình.

money-1480-1432810832.jpg

Lên kế hoạch tài chính cho tương lai là điều cần thiết với những người mới ra trường. Ảnh: AP

1. Cân nhắc về tiền lương

Trước khi quyết định nhận một công việc nào đó, điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ chi phí sinh hoạt và sức mua ảnh hưởng tới thu nhập như thế nào. Ví dụ, lương của bạn là 100.000 USD một năm. Ở New York, số này sau thuế còn 63.000 USD. Nhưng với mức sống tại đây, con số này chẳng khác nào 29.000 USD. 

Ngược lại, ở thành phố Wichita Falls, bang Texas, mức lương sau thế là 73.000 USD một năm. Với mức sống tại đây, con số này tương đương 84.000 USD. Điều đó không có nghĩa là bạn nhất thiết phải nhận công việc ở Wichita Falls thay vì New York. Với một số công việc cần quan hệ rộng, làm việc tại các thành phố lớn dĩ nhiên có lợi thế hơn.

Điều cần lưu ý ở đây là bạn nên biết được cách mà thuế và nơi ở tác động lên tài chính của mình. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát trước khi đưa ra một quyết định quan trọng, như nên sinh sống và làm việc ở đâu.

2. Tận dụng các khoản phúc lợi

Đừng bao giờ từ chối tham gia các chính sách phúc lợi hay bảo hiểm của công ty. Chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn sau này đấy.

3. Tích lũy tiền mặt

Không có quy định nào về việc bạn nên để dành bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, nửa số tiền lương có lẽ sẽ là một mục tiêu hợp lý. Đó rõ ràng không phải là một con số nhỏ, bởi vậy, bạn cần phải có kế hoạch cụ thể để thực hiện.

Thi thoảng, bạn sẽ cần tiền trong những trường hợp khẩn cấp. Nhưng có một khoản dự trữ kha khá sẽ cho bạn sự tự do tài chính trong những tình huống khác – bao gồm cả khả năng “tự bảo hiểm” trước những thiệt hại nhỏ. Ví dụ, tôi không mua bảo hiểm du lịch hay bảo hiểm đâm va cho ôtô, bởi với tôi đó không phải là những rủi ro lớn. Vì thế tôi tự bảo hiểm để không phải mất phí cho các công ty bảo hiểm. Nhưng nếu bạn không có tiền mặt dự trữ, bạn sẽ không đủ khả năng để làm như tôi.

4. Loại bỏ nợ xấu

Quyết định vay nợ phụ thuộc vào khả năng chịu rủi ro của bạn. Nhưng dù muốn mạo hiểm như thế nào, bạn vẫn nên cố hết sức để xóa sạch nợ xấu. Bloomberg định nghĩa đây là các khoản nợ phát sinh chi phí cao hơn số lãi thu về từ các khoản đầu tư. Ví dụ, bạn đang phải trả 16% tiền lãi tín dụng và có chứng chỉ tiền gửi ngân hàng với lãi suất thấp (chắc chắn dưới 16%), tức là bạn sẽ không thu về đủ lợi nhuận để trang trải tiền lãi.

Thế còn các khoản vay vốn học đại học thì sao? Điều này còn tùy vào từng trường hợp. Những khoản vay vốn được tài trợ tư nhân và có lãi suất cao nên được thanh toán càng sớm càng tốt.

5. Đầu tư thông minh

Các quỹ chỉ số là phương tiện hữu hiệu nhất để đầu tư vào các loại tài sản rủi ro cao như trái phiếu và cổ phiếu, bởi chúng đa dạng hơn và có chi phí quản lý thấp. Ngoài ra, nếu có các khoản đầu tư được miễn thuế (như ở Mỹ là các quỹ hưu trí), hãy tận dụng chúng triệt để. Nên nhớ rằng việc không phải trả thuế sẽ giúp bạn tích lũy tiền bạc nhanh chóng hơn.

Hà Tường(theo Bloomberg)

0913.756.339