Hành trình đưa nấm về Việt Nam của PGS.TS Nguyễn Thị Chính

Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, sau đó học tập và làm nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc cũ, bà nhận thấy rằng nơi đây người nông dân thường sử dụng những phế thải của công nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bông… để trồng nấm trên diện rộng và mang lại năng suất cao. Vốn đam mê nghiên cứu về nấm và nhìn thấy được tiềm năng phát triển tại Việt Nam, bà quyết định trở về để mang cây nấm đến gần hơn với người dân.

Năm 1973, bà đã mang các chủng nấm ở châu Âu về trồng ở Việt Nam. Lúc đó, cây nấm vẫn còn là khá xa lạ với người Việt, vì vậy mà nơi nhân giống, phòng nghiên cứu đều không có. Khắc phục khó khăn, bà đã cấy những cây nấm đầu tiên trên chính chiếc giường của mình. Sau những lần nghiên cứu thất bại, bà trở lại Tiệp Khắc với quyết tâm tiếp tục tìm hiểu và chinh phục cây nấm. Luôn lấy tâm huyết và ước mơ mang kiến thức phục vụ quê hương làm mục tiêu phấn đấu, đến năm 1986, bà nhận bằng phát minh sáng chế do Tiệp Khắc trao tặng với công trình nghiên cứu “Sản xuất nấm sò bằng công nghiệp lên men vi sinh không thanh trùng”. Năm 1987, bà bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ với đề tài “Vi sinh vật trong công nghệ sản xuất nấm”. Từ đây, bà đã phổ biến cây nấm đến nhiều vùng ở Việt Nam và góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân, điển hình ở Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thái Bình, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Vĩnh Long, Quảng Nam, Yên Bái… Bà cũng là thành viên của mạng lưới nấm quốc tế.

polyad

“Bà chúa Nấm” bên những sản phẩm của mình.

Sau khi thành công với các chủng loại nấm ăn, bà bắt tay vào nghiên cứu các loại nấm dược liệu như linh chi, vân chi, nấm đầu khỉ, đông trùng hạ thảo… với mục đích góp phần chăm lo cho sức khỏe người Việt Nam. Bà luôn sáng tạo để mang đến những chủng nấm chất lượng năng suất cao, phát huy tối đa công dụng của nó đối với sức khỏe. Một trong những cách sáng tạo của bà chính là công nghệ thu lại bào tử nấm linh chi, vốn thường hay bị rửa đi nhưng lại có tác dụng tốt gấp nhiều lần so với quả thể. Sau quá trình nghiên cứu, bà nhận thấy, bào tử nấm linh chi có tác dụng tăng khả năng miễn dịch và đặc biệt làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và giảm tác hại của xạ trị và hóa trị, trung hoà chất độc, giảm đau, suy nhược thần kinh, tiểu đường.

Được mời tham dự nhiều hội nghị về nấm, bà có cơ hội để nghiên cứu các loại nấm dược liệu quý và hiểu được công dụng của đông trùng hạ thảo đối với sức khỏe con người. 10 năm gần đây, bà bắt tay vào nghiên cứu nuôi cấy loại dược liệu quý này và thành công với đông trùng hạ thảo ở thể sinh khối bằng công nghệ đặc biệt và nuôi đông trùng hạ thảo trên môi trường tổng hợp để thu quả thể nấm. Năm 2009, bà được nhận giải thưởng “Tinh hoa Việt Nam” cho sản phẩm viên nang mềm đông trùng hạ thảo loài Cordyceps Militaris.

Hiện nay, bà vẫn là Phó chủ nhiệm bộ môn Vi sinh, khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội với hơn 30 năm nghiên cứu, giảng dạy và hướng dẫn nhiều đề tài, luận văn, luận án về nấm. Bà luôn cố gắng để nghiên cứu về nấm và tận tình hướng dẫn cho người bệnh cách sử dụng nấm dược liệu sao cho đúng cách, cho hiệu quả.

(Nguồn: Công ty Cổ phần công nghệ sinh học VTC)

0913.756.339