Chỉ số này dựa trên khảo sát được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 8/2014 với sự tham gia của 12.574 người tại 27 quốc gia châu Á Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi.
Người tham gia được hỏi về triển vọng kinh tế trong vòng 6 tháng tới dựa trên 5 nhân tố: nền kinh tế, tình hình việc làm, thị trường chứng khoán, thu nhập thường xuyên và chất lượng cuộc sống. Đây là khảo sát lần thứ 43 do MasterCard Worldwide thực hiện kể từ năm 1993.
Người Việt Nam lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế. Ảnh: Lê Phương. |
Niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam gia tăng trên tất cả các hạng mục. Trong đó, niềm tin về tình hình việc làm có sự cải thiện đáng kể nhất, đạt 83,8 điểm, tăng 14,5 điểm so với nửa cuối năm 2013. Tuy nhiên, người Việt vẫn chưa lạc quan nhiều vào thị trường chứng khoán (58 điểm), chỉ tăng 2,7 điểm so với nửa cuối năm trước.
Trên phạm vi châu Á Thái Bình Dương, sự lạc quan của người tiêu dùng được ghi nhận cao nhất trong hơn 10 năm qua. Niềm tin trong khu vực tăng 6,9 điểm đạt 68,3 điểm trong nửa đầu năm 2014 so với 61,5 điểm trong nửa cuối năm 2013. Myanmar, Indonesia và Ấn Độ đạt được điểm số niềm tin người tiêu dùng cao nhất trong khu vực. Trong khi đó, niềm tin người tiêu dùng Australia suy giảm thấp nhất, giảm 12 điểm xuống còn 37,2 điểm trong nửa đầu năm 2014.
“Sự lạc quan tổng thể của người tiêu dùng tại khu vực trong tương lai là một dấu hiệu đầy khích lệ, cho thấy tầm quan trọng của việc tiếp tục hợp tác với các đối tác tại những quốc gia mới nổi trong nỗ lực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế”, ông Pierre Burret, đại diện MasterCard nhận định.
Lê Phương