Dưới đây là bài viết mới đăng trên tạp chí Harvard Business Review của Nina Mufleh – quản lý cấp cao tại Upwork, một diễn đạt dành cho các tài năng khởi nghiệp trực tuyến toàn cầu.
Tôi đã làm theo tất cả những gì mình được chỉ dạy: lập danh sách 20 công ty mình muốn làm việc, điều chỉnh CV cho phù hợp với từng vị trí, mở rộng mối quan hệ trên mạng lẫn ngoài đời thực. Tôi gặp gỡ nhiều người thành đạt, nhưng vẫn không thể giúp mình có được công việc ổn định, thậm chí còn không được gọi đi phỏng vấn ở bất cứ đâu.
Điều duy nhất tôi vẫn chưa làm là đặt ra cho bản thân những câu hỏi quyết định.
Câu chuyện của tôi bắt đầu từ tháng 5/2014, sau 10 năm thành công với sự nghiệp ở Trung Đông, tôi chuyển tới thung lũng Silicon để tìm kiếm cơ hội tại những công ty công nghệ. Tôi muốn học hỏi và trở thành một phần của một công ty toàn cầu. Tôi biết sẽ rất khó khăn khi bắt đầu lại ở một thị trường mới, đặc biệt đây lại là nơi hội tụ của nhân tài thế giới, vì thế tôi tính sẽ phải mất vài tháng để ổn định.
Nhưng đã một năm trôi qua mà không có gì tiến triển, tôi bắt đầu cảm thấy hoang mang. Tôi đã sai ở bước nào đó. Không ai muốn biết thêm về khả năng của tôi ư? Chẳng lẽ không một nhà tuyển dụng nào có hứng thú với kinh nghiệm làm việc cùng những thương hiệu nổi tiếng của tôi?
Với kinh nghiệm trong lĩnh việc marketing lâu năm, tôi quyết định nhìn nhận lại các thách thức. Thay vì nghĩ mình là một ứng cử viên, tôi xem bản thân là một sản phẩm và tìm cách thu hút nhu cầu từ khách hàng. Tôi sử dụng tất cả chiến thuật marketing mình biết để các công ty ở Silicon nhận ra giá trị mà tôi có thể mang lại.
Thử nghiệm đầu tiên là một bản báo cáo cho Airbnb, một nền tảng cho phép đặt phòng ở khắp nơi trên thế giới. Bản báo cáo của tôi nhấn mạnh vào cam kết và tiềm năng mở rộng thị trường ở Trung Đông, nơi mà họ chưa thực sự chú tâm tới. Tôi dành vài ngày thu thập số liệu về ngành công nghiệp du lịch và chiến lược hiện tại của công ty, từ đó chỉ ra những cơ hội mang tính chiến lược ở thị trường Trung Đông.
Tôi công khai bản báo cáo trên Twitter và gửi nó tới ban lãnh đạo Airbnb. Đồng thời, tôi cũng gửi email tới những chuyên gia quen biết và nhờ họ chia sẻ nếu thấy nó thú vị. Hầu hết họ đều giúp tôi, kể cả những công ty đầu tư, doanh nghiệp hàng đầu và đồng nghiệp trên khắp thế giới.
Vài giờ sau khi bản báo cáo được tung ra, nhà tuyển dụng bên Airbnb đã sắp xếp một cuộc phỏng vấn với tôi. Chỉ trong vài ngày, tôi được mời phỏng vấn vởi nhiều công ty công nghệ tên tuổi. Và chỉ vài tuần sau, tôi đã đầu quân cho Upwork, một nền tảng trực tuyến kết nối doanh nghiệp và freelancer.
Phương pháp mới của tôi – cộng thêm một chút may mắn và chiến thuật truyền thông xã hội hợp lý – đã mở ra cho tôi những cánh cửa mà tôi hằng ao ước.
Tôi nhận ta rằng nếu tôi tạo ra được điều gì có sức mạnh truyền cảm hứng và khiến người khác bàn tán về nó, tự khắc các nhà tuyển dụng sẽ để ý. Điều tương tự thường xuyên xảy ra trong truyền thông xã hội, nhưng bài học tôi rút ra không chỉ là một chiến dịch marketing tốt. Bản báo cáo đã thể hiện được những phẩm chất cũng những giải quyết được nhược điểm nhà tuyển dụng có thể thấy ở tôi.
Trong trường hợp của tôi, việc chuyển từ Jordan tới sống ở California là một bất lợi. Tôi gần như mất mạng lưới quan hệ tôi có trong quá khứ, những người hiểu rõ và muốn làm việc với tôi. Công ty tôi đồng sáng lập cũng không chứng minh được là đang hoạt động tốt ở Trung Đông. Tôi chỉ mới nhận ra những điểm này gần đây. Tôi đã không nhìn nhận bản thân mình từ phía nhà tuyển dụng, để thấy rằng thị trường thế mạnh của hoàn toàn không liên quan gì tới công ty của họ.
Và bản báo đó đã giúp tôi chứng minh được giá trị của mình. Nó biến nhược điểm của tôi thành ưu điểm. Dù không vị trí nào tôi phỏng vấn trong hai tháng qua liên quan đến việc mở rộng sang thị trường mới, bằng việc tự khắc phục điểm yếu của mình, tôi đã có thể tập trung thể hiện điểm mạnh của mình với nhà tuyển dụng.
Hầu hết trong các buổi phỏng vấn đều có câu hỏi: “Nhược điểm của bạn là gì?” Và hầu hết các ứng viên đều được dạy là phải nêu ra một điểm mạnh nhưng miêu tả nó như một nhược điểm. Họ cho rằng đó là điều nhà tuyển dụng muốn nghe. Từ kinh nghiệm lần này, tôi nhận ra rằng mình phải tự hỏi bản thân mình câu hỏi tương tự để có thể sẵn sàng ứng phó trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, với nhà tuyển dụng, khách hàng hay thậm chí là nhà đầu tư tiềm năng.
Và câu hỏi tôi tự hỏi mình không phải là “Điểm yếu của mình của gì?” mà là “Đâu là điểm yếu nhà tuyển dụng thấy ở mình?” Nếu tự hỏi mình câu hỏi đó sớm hơn, tôi đã có thể nhận ra tại sao mình vẫn dậm chân tại chỗ, đó chính là lỗi ở cách truyền đạt. Thay vì tập trung vào việc tôi sẽ hòa nhập trong một công ty lớn như thế nào, tôi nên cho họ thấy mình có điểm gì để trở nên nổi trội.
Hà Tường(theo HBR)