Sang phiên châu Á sáng nay, đến 8h (giờ Hà Nội), giá vẫn dao động quanh mốc này, tương đương 29,98 triệu đồng một lượng (chưa tính thuế, phí, gia công). Giá mua bán trong nước hôm qua xoay quanh 33,92-34,17 triệu đồng.
Nhà đầu tư đang chờ đợi phiên họp chính sách tuần tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) để biết rõ hơn khả năng tăng lãi suất đồng đôla. Từ nhiều năm nay, giá vàng đã hưởng lợi nhờ chính sách lãi suất thấp kỷ lục. Vì vậy, kỳ vọng nâng lãi đã khiến kim loại quý này mất 5% từ đầu năm.
Trong phiên, giá giao ngay có lúc xuống 1.101 USD một ounce – thấp nhất từ ngày 11/8. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12 cũng giảm 1,7% xuống 1.102 USD.
“Đồng đôla đã tăng trở lại, khiến vàng giảm giá. Thị trường chứng khoán tăng cũng gây sức ép phần nào. Chúng ta còn một tuần nữa mới tới phiên họp của FED. Khả năng tăng lãi suất tháng 9 vẫn chưa thể bị loại trừ. Tình hình hiện tại quá không chắc chắn”, Jonathan Butler – nhà phân tích tại Mitsubishi nhận xét.
Chứng khoán toàn cầu hôm qua đã tăng điểm, giúp USD mạnh lên. Triển vọng các nước châu Á kích thích kinh tế đã xoa dịu nhà đầu tư sau những biến động thị trường gần đây.
Giá vàng gần đây không tăng mạnh, bất chấp chứng khoán yếu đi do lo ngại kinh tế Trung Quốc. Điều này cho thấy giá vẫn tìm hướng đi dựa vào chính sách tiền tệ Mỹ.
Trên thị trường vật chất, nhu cầu vật chất tại Trung Quốc đang tăng lên, nhưng tại Ấn Độ lại giảm đi. Điều này được thể hiện qua chênh lệch giá giữa hai nước này so với thế giới.
Trên thị trường dầu thô, giá hôm qua lại quay đầu đi xuống do áp lực dư cung. Dầu Brent mất 0,88 USD xuống 48,64 USD một thùng. Trong khi đó, dầu WTI tại Mỹ giảm 0,67 USD còn 45,27 USD.
Hà Thu