Thu nhập khả dụng đang trên đà tăng
Theo một nghiên cứu của McKinsey, từ năm 2014 đến 2022, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tiêu dùng cá nhân của giới trung lưu Trung Quốc là 22%. Khi Trung Quốc đạt thu nhập trung bình, tiêu dùng cá nhân sẽ chuyển từ nhu cầu thiết yếu sang mua sắm tùy ý. Điều này không ngạc nhiên, chúng ta có thể thấy một sự đột biến trong nhu cầu đối với các thương hiệu quốc tế. Ví dụ, Levis, Uniqlo, và Esprit đều gặp phản ứng thuận lợi tại thị trường Trung Quốc, cùng đạt doanh số bán hàng trực tuyến trong năm 2013 trên 100 triệu USD, theo Internet Retailer. Thương mại điện tử cho phép các công ty khai thác lượng khách hàng ngày càng tăng này gần như ngay lập tức mà vẫn tăng được sự hiện diện của thương hiệu.
Sự yếu kém của các nhà bán lẻ
Các công ty như Nike, Gap, P&G… phát triển rất mạnh website thương mại điện tử ở Trung Quốc. Ảnh: Chinainternetwatch. |
Trong những thành phố trung tâm như Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu, việc tìm kiếm một trung tâm mua sắm chất lượng hoặc cửa hàng tạp hóa là chuyện dễ dàng. Nhưng đối với đa số dân cư Trung Quốc, việc tiếp cận cửa hàng bán lẻ có chất lượng cao lại là một thách thức. Các cửa hàng có sẵn đồ nhưng lại chưa phong phú, dịch vụ khách hàng nghèo nàn. Thương mại điện tử cho phép cư dân tiếp cận các thương hiệu chất lượng mà trước đây chỉ được giới hạn ở một số thành phố lớn. Nhờ vậy, các công ty như Nike, Gap, và P&G phát triển mạnh thương mại điện tử ở Trung Quốc.
Các trang web Trung Quốc hiểu người tiêu dùng
Các trang web B2C- loại hình giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng – hàng đầu của Trung Quốc cung cấp trải nghiệm thú vị khiến khách hàng hài lòng. Trang web B2C lớn nhất của Trung Quốc, Alibaba sở hữu Tmall.com, cho phép người dùng trong thời gian thực, gửi tin nhắn với nhân viên dịch vụ khách hàng, tự do trả lại hàng trong thời hạn bảy ngày mà không phải trả lời bất cứ câu hỏi nào. Theo iResearch, phương thức linh hoạt và minh bạch này đã giúp Tmall giành được 57% thị phần thương mại điện tử B2C Trung Quốc.
Chợ trực tuyến có tính chính trực cao hơn các cửa hàng offline
Các trang web B2C lớn hơn của Trung Quốc đảm bảo cung cấp hàng hoá thực và mô hình đảm bảo tính chính trực của thương hiệu. Chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc người đại diện được ủy quyền mới được phép vận hành cửa hàng độc quyền của riêng họ trên Tmall. Điều này cho phép thương hiệu đến trực tiếp với người tiêu dùng và hoàn toàn kiểm soát vị thế của thương hiệu, sản phẩm và giá cả. Các thương hiệu như Estee Lauder, Burberry, Clarins tận dụng sự tin cậy này và xây dựng hình ảnh thông qua các cửa hàng hàng đầu Tmall. Các thương nhân ở JD.com, trang web B2C lớn thứ hai Trung Quốc, cũng phải trải qua quá trình nghiêm ngặt trước khi mở cửa để đảm bảo rằng khách hàng nhận được hàng hóa thực.
Sự phổ biến của smartphone
Hiện nay có hơn 700 triệu người dùng điện thoại thông minh ở Trung Quốc, có nghĩa là hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc đã sở hữu một trung tâm mua sắm ngay trong túi mình. Theo TechInAsia, năm 2013 mua sắm trên điện thoại di động đã đăng ký tăng trưởng 164% so với năm trước, và 69% người tiêu dùng Trung Quốc đã thực hiện mua hàng từ điện thoại của họ, so với 45% ở những người sử dụng điện thoại di động Mỹ. Người sử dụng di động có thể mua hàng thường xuyên thông qua các ứng dụng như Alipay,một nền tảng thanh toán trực tuyến của Alibaba, biết rằng tiền của họ sẽ được lưu ký cho đến khi họ xác nhận sự hài lòng đối với các hàng hóa được giao.
Chúng ta đều biết rằng hai trong số những xu hướng kinh doanh mạnh mẽ nhất trên thế giới là sự gia tăng số người tiêu dùng rung Quốc và sự nổi lên của thương mại điện tử. Đặt những xu hướng này với nhau, chúng ta có thể nhận thấy sự hình thành của xu hướng thứ ba: Sự thành công ngày càng tăng của các thương hiệu quốc tế trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Trung Quốc.
Ngọc Anh (Theo Alizila)