Ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến thủy sản

Ngày nay, việc áp dụng khoa học công nghệ đang được xem là kim chỉ nam để các doanh nghiệp thủy sản phát triển bền vững. Tuy nhiên, để làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải có giải pháp công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển, đặc biệt khi nhắm tới các thị trường xuất khẩu khó tính như Nhật, Mỹ, EU…

Giải pháp công nghệ đến từ chiến lược phát triển đúng đắn và xuyên suốt

Với thị trường nuôi trồng – khai thác thủy sản, việc đầu tư vào công nghệ là một trong những hướng đi cần thiết để các doanh nghiệp đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường này, thời gian gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đang chú trọng hơn vào việc đầu tư đổi mới trang thiết bị, tìm kiếm ứng dụng công nghệ chế biến thủy sản với mục tiêu tăng chất lượng, năng suất, sản lượng và doanh thu.

polyad

Đầu tư vào dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại được xem là hướng phát triển đúng đắn cho các doanh nghiệp thủy sản.

Tuy vậy, một trong những hạn chế của nhiều doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ chính là thiếu chiến lược đầu tư đúng đắn và xuyên suốt, gây lãng phí mà hiệu quả lại không cao. Chỉ khi sở hữu chiến lược phát triển công nghệ ưu tiên và phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất và kinh doanh mới có thể được đảm bảo hoạt động xuyên suốt và phát triển đều đặn. Đây cũng chính là cơ sở giúp các doanh nghiệp gặt hái được các lợi ích kinh tế cao.

Lợi ích khi Minh Phú hợp tác với Schneider Electric

Trong xu thế phát triển công nghệ hiện đại ngày nay, sự hợp tác giữa Tập đoàn Minh Phú và Schneider Electric là một trong những giải pháp mang lại hiệu suất cao, hoạt động ổn định và liên tục, đảm bảo tiết kiệm năng lượng, chi phí và thân thiện với môi trường. Giải pháp dự phòng nguồn UPS-3 pha của Schneider Electric (vốn được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ nguồn với thương hiệu APC) là một ví dụ tiêu biểu.

polyad

Giải pháp lưu điện UPS-3 pha của Tập đoàn Schneider Electric ứng dụng cho hệ thống phân loại tôm của nhà máy thủy sản Minh Phú Hậu Giang.

Giải pháp này bảo đảm cho hệ thống phân loại tôm của nhà máy Minh Phú Hậu Giang hoạt động an toàn, ổn định và hiệu quả, giữ cho quy trình phân loại tôm không bị gián đoạn, đồng thời duy trì tính chính xác trong phân loại nguyên liệu đầu vào – điều mà các giải pháp trước đây của nhà máy chưa thực hiện tốt. Nhờ đó, nhà máy luôn có năng suất ổn định và sản lượng vượt chỉ tiêu hàng năm, đáp ứng được những mục tiêu phát triển cả về chiều rộng – công suất và chiều sâu – chất lượng mà chiến lược phát triển chung của cả Tập đoàn Minh Phú đã đề ra.

polyad

Sản phẩm tôm của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú.

Bên cạnh đó, nhờ hệ thống phân loại tôm hoạt động ổn định và chính xác, chính sách thu mua nguyên liệu đầu vào cho bà con chuyên canh tôm tại địa phương và các khu vực lân cận được thực hiện nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho người nuôi trồng thủy sản cũng như thiết lập và phát triển mối quan hệ hợp tác dài lâu giúp tập đoàn chủ động nguồn nguyên liệu. Giải pháp công nghệ này đã giúp nâng cao các mặt hàng giá trị gia tăng, tiếp tục thể hiện quyết tâm duy trì vị trí dẫn đầu của mình trên thị trường tôm xuất khẩu. Không chỉ vậy, với đặc thù của ngành thủy sản mà tôm luôn được xem là mặt hàng có giá trị cao, những con tôm được phân loại chính xác sẽ đảm bảo quyền lợi cho các nhà phân phối địa phương, bao gồm người bán, người nuôi trồng và cả khách hàng cuối khi sản phẩm của họ được định giá đúng với giá trị mà họ đã tạo ra.

Bằng việc đầu tư và chọn lựa giải pháp công nghệ uy tín cho hệ thống phân loại tôm của mình, Thủy sản Minh Phú đang từng bước khẳng định lợi thế cạnh tranh bằng những giải pháp công nghệ kỹ thuật cải tiến, hiện đại. Hy vọng trong tương lai, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng mô hình kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất, mang đến nhiều hơn nữa những giá trị kinh doanh đích thực trong thời kỳ hội nhập.

(Nguồn: Tập đoàn Minh Phú)

0913.756.339