Anh John Ruwitch, phóng viên Reuters ở Trung Quốc cho biết: “Nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc đã tác động lên bất động sản, trực tiếp ảnh hưởng lên ngành xây dựng”.
Những công trình bỏ hoang ngày càng phổ biến ở các thành phố nhỏ tại Trung Quốc, tuy nhiên, chúng sẽ không gây ra tình trạng thất nghiệp trầm trọng đã từng xảy ra ở Trung Quốc trong khủng hoảng 2009.
Ông Lu Ming, chuyên gia thị trường lao động nói: “Tại các thành phố lớn của Trung Quốc đang xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành dịch vụ, từ người trông trẻ, nhân viên bệnh viện cho đến bồi bàn. Do đó, trong ngắn hạn, nhiều công nhân xây dựng sẽ chuyển nghề”.
Đó chính là cuộc cải cách mà Trung Quốc muốn nhắm đến, một nền kinh tế được tạo động lực bởi người tiêu dùng hơn là các dự án đầu tư hạ tầng lớn hay xuất khẩu. Nó đã giúp thị trường lao động ổn định ở thời điểm tăng trưởng thấp nhất trong 6 năm.
Thậm chí, World Bank gần đây còn khuyến khích Trung Quốc hướng đến tăng trưởng dưới 7% trong năm sau mà vẫn không gây hại cho thị trường lao động.
Nhìn từ các công trình ở Thượng Hải, các công nhân có vẻ có nhiều lựa chọn. Hầu hết họ đã nản với việc đòi tiền lương từ công ty xây dựng và chuyển sang làm nghề khác.
Mời quý độc giả theo dõi Truyền hình trực tuyến các kênh của Đài Truyền hình Việt Nam.