Mỹ tửu trái cây của nông dân Việt

1. Rượu Thanh Long

Thấy giá thanh long rớt thê thảm, anh Trần Quốc Trọng – nông dân ở xã Long Trì, huyện Châu Thành, tỉnh Long An – đã tìm cách chế biến rượu từ trái thanh long đỏ. Sau nhiều năm mày mò, sản phẩm của anh đã xuất hiện trên thị trường và được đón nhận.

Với số vốn đầu tư vài tỷ đồng từ năm 2011 đến khi khai trương nhà máy giữa năm 2013, anh Trọng đã trải qua hàng trăm lần thất bại. Thế nhưng, với niềm đam mê và kiên trì anh đã duy trì và phát triển được thành quả như ngày hôm nay. Hiện, anh sản xuất được 10.000 lít một năm và có khá nhiều đối tác nước ngoài đặt vấn đề nhập khẩu sản phẩm này. Riêng một số nước Trung Đông hiện cần đến hơn 1 triệu lít mỗi năm nhưng yêu cầu hạ độ cồn về khoảng 5-6 độ.

Không chỉ anh Trọng, mới đây, một công ty có trụ sở tại TP HCM cũng cho ra mắt thị trường sản phẩm rượu vang thanh long đỏ. Theo lãnh đạo công ty này,  ngoài việc chinh phục thị trường trong nước, năm nay công ty sẽ tìm đường sang các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản.

my-tuu-trai-cay-cua-nong-dan-viet

2. Rượu trái mận

Sau nhiều năm chứng kiến cảnh trái mận của quê hương Cần Thơ phải liên tục đổ bỏ và bán với giá rẻ, lão nông Nguyễn Phú Tia (Sáu Tía) cư dân cù lao Tân Lộc, phường Tân Lộc đã gom hết tiền bạc dành tâm huyết nghiên cứu cho ra một loại rượu độc đáo là loại rượu mận.

Chia sẻ với VnExpress.net, ông Tía cho biết, quá trình nghiên cứu  để chế ra rượu mận vô cùng vất vả. Ông đã thử nghiệm hàng trăm lần, thay đổi cách ủ, tạo men trong suốt một năm trời. Đồng thời tìm mua nhiều loại rượu cả ngoại lẫn nội về để so sánh và tìm công thức tốt nhất. Cứ mỗi lần uống như vậy ông rút ra được khá nhiều kinh nghiệm thế nhưng sản phẩm đầu tiên vẫn bị chê bởi vị gắt và khó uống.

Không nản chí, ông Tia tiếp tục điều chế và phát hiện việc mồi men cho mận ủ bằng mạch nha lên men, và điều phối tỷ lệ thích hợp sẽ cho ra một loại rượu mận mà chỉ 5 tháng sau đã có vị ngon bất ngờ. Không những vậy, rượu của ông còn không gây đau đầu khi uống nhiều. Mỗi một mẻ rượu, ông phải mất tới 7 ngày chưng cất, đóng bình, vào hộp. Công việc vất vả nhưng tới nay niềm đam mê trong ông vẫn cháy bỏng. Sản phẩm của ông được giới thiệu khắp các hội chợ và bán rộng rãi không chỉ ở địa phương mà còn nhiều vùng của đất nước.

my-tuu-trai-cay-cua-nong-dan-viet-1

3. Rượu nho Ninh Thuận

Là loại trái cây đặc sản của vùng Ninh Thuận, nho ngày càng được dùng chế biến ra nhiều loại thức uống độc đáo, trong đó rượu được làm từ nho là một trong những sản phẩm được nhiều hộ nông dân ở vùng đất này sản xuất và kinh doanh.

Cách làm rượu nho đơn giản hơn nhiều so với nhiều loại trái cây khác, vì vậy sản phẩm này rất phổ biến trên thị trường. Giá bán các sản phẩm này trên thị trường chỉ 50.000-100.000 đồng cho 750ml. Tết là thời điểm mà sản phẩm này bán khá chạy.

Chủ một cơ sở ở Ninh Phước (Ninh Thuận) cho biết, dịp Tết này đơn đặt hàng thường tăng gấp 2-3 lần so với bình thường, có nhiều đơn hàng đặt tới vài trăm chai. Chủ yếu khách hàng mua để biếu tặng.

my-tuu-trai-cay-cua-nong-dan-viet-2

4. Rượu dâu tằm Đà Lạt

Dâu tằm (còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả này rất giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, tiêu khát, thông huyết khí… nên có tác dụng chữa khá nhiều loại bệnh.

Nhờ những công dụng của loại quả này mà khá nhiều cơ sở ở TP HCM, Đà Lạt chế biến rượu từ  trái dâu tằm.

Ông Hạnh, chủ cơ sở rượu dâu tằm ở Thủ Đức (TP HCM) cho biết, đã kinh doanh loại rượu này được hơn 3 năm nay. Thời gian đầu cũng chỉ chế biến thử nghiệm vài chai và biếu bạn bè, nhưng dần dần được khá nhiều người đặt hàng.

“Mỗi tháng tôi bán được khoảng vài trăm chai. Loại này cũng được khá nhiều khách ưa chuộng làm quà biếu dịp Tết. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có nguyên liệu để chế biến nên tới mùa tôi làm với số lượng lớn để dự trữ bán quanh năm”, ông Hạnh chia sẻ.

my-tuu-trai-cay-cua-nong-dan-viet-3

6. Rượu sim

Rượu Sim Phú Quốc được xem là một trong những loại mỹ tửu của Việt Nam, được lên men từ những trái sim chín.

Khi sim được thu hoạch, chọn lấy những trái chín thẫm nhặt sạch, bỏ cuống rồi đập dập cho vào thùng gỗ lên men cùng với đường, sau khoảng 2 tháng là có thể uống được. Nhưng những thùng rượu nào được ngâm từ một năm trở lên mới gọi là tuyệt hảo, có vị rất thơm nồng.

Sau khi rượu được lên men hoàn chỉnh sẽ cho ra một loại rượu màu hồng, uống có vị cay, chua, ngọt như rượu vang nho với nồng độ khoảng 11,5%.

Nguồn gốc của loại rượu sim này cũng khá đặc biệt. Câu chuyện xuất phát từ một dịp tình cờ, người dân trên đảo Phú Quốc kể rằng trước đây có một số người từ Đắk Lắk ra chơi, khi nhìn thấy những rừng sim bạt ngàn họ đã thấy tiếc vì sim rất nhiều mà lại bỏ phí và cho biết, từ xa xưa đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã biết sử dụng rượu sim để trị một số chứng bệnh đơn giản như chứng nhức khớp sau những chuyến băng rừng, vượt dốc. Rồi họ tận tình chỉ dẫn cho người dân nơi đây cách ép, ngâm ủ, lên men trái sim. Từ đó, rượu sim đã dần phát triển, với nhiều cơ sở sản xuất lớn ra đời và trở thành đặc sản làm quà không thể thiếu với các du khách đến đảo ngọc.

my-tuu-trai-cay-cua-nong-dan-viet-4

Hồng Châu

0913.756.339