Marketplace thay đổi cách tiếp cận người dùng với ‘chợ ảo’

Thời kỳ đầu của thương mại điện tử, B2C là mô hình bán hàng mà hầu hết các doanh nghiệp đều theo đuổi. Nhưng sau thời gian phát triển, tấm áo cũ B2C dường như không còn vừa vặn với thị trường đang phát triển theo chiều hướng mà nhà sản xuất và khách hàng có nhu cầu “gặp” nhau nhiều hơn, người dùng muốn tiếp cận sản phẩm đa dạng hơn.

Khi đó, mô hình Marketplace hoạt động theo hình thức C2C (customer to customer) ra đời đã giúp thị trường thay da đổi thịt. Lazada là một trường hợp thành công điển hình khi triển khai mô hình này tại Việt Nam. Tuy nhiên, hướng đi của đơn vị hơi khác khi xây dựng sàn giao dịch điện tử Marketplace) ngay trên “ngôi nhà cũ” B2C.

marketplace-thay-doi-cach-tiep-can-nguoi-dung-voi-cho-ao

Thừa hưởng kinh nghiệm kinh doanh từ tập đoàn Rocket Internet (sở hữu các thương hiệu đình đám tại thị trường Đông Nam Á như Lazada, Zalora, FoodPanda, Carmudi, Easy Taxi), Lazada dù xác định được Marketplace có thể làm nên chuyện trong thương mại điện tử từ sớm nhưng họ vẫn bắt đầu từ việc xây dựng một trang web B2C chuyên nghiệp làm nền tảng.

Việc phát triển mô hình này đòi hỏi Lazada phải đầu tư khá nhiều vào chủng loại và số lượng hàng, kho bãi và giao nhận bên cạnh thiết kế và vận hành trang web, sản xuất hình ảnh… Tuy vậy, không ngừng chăm chút về giao diện, đa dạng sản phẩm, ngành hàng, cùng các ưu đãi và chăm sóc trải nghiệm khách hàng đã giúp hãng ngày càng chiếm được niềm tin người tiêu dùng – thứ “tài sản” lớn nhất trong kinh doanh trực tuyến.

Đến giữa năm 2013, Lazada giới thiệu sàn giao dịch thương mại điện tử , phát triển trực tiếp ngay trên trang web bán lẻ trực tuyến của mô hình B2C. Nhờ đó, công ty tận dụng được lượng truy cập, số lượng lớn khách hàng và tài nguyên sẵn có. Tính đến tháng 8/2015, mô hình này đã thu hút gần 2.000 nhà bán hàng với hơn 250.000 sản phẩm thuộc 13 ngành hàng khác nhau, chiếm 80% tổng giá trị giao dịch hàng hóa.

Các doanh nghiệp tham gia mô hình này sẽ có cơ hội tiếp cận với lượng lớn đối tượng khách hàng tiềm năng mới, kết hợp cùng các đơn vị khác tạo thành một mô hình thương mại điện tử khép kín – là cơ sở hạ tầng cho sự phát triển toàn diện từ mua bán sản phẩm, quảng cáo, thanh toán đến vận chuyển hàng hóa,… Ngoài ra, Lazada cũng hỗ trợ đối tác, giải quyết các nhu cầu từ đặt đến giao hàng, giúp họ dễ dàng truy cập trực tiếp vào cơ sở thông tin khách hàng, hạ tầng cũng như các số liệu phân tích.

Các nhà cung cấp không phải tốn chi phí hàng tháng cho việc bán hàng trên Lazada mà chi phí sẽ tính trực tiếp trên từng sản phẩm. Với 5 triệu lượt truy cập vào trang web cũng như ứng dụng Lazada tại 6 nước mỗi ngày, 13 triệu người theo dõi trên Facebook tại Đông Nam Á, sàn giao dịch điện tử của này không chỉ là nền tảng cho các thương hiệu nước ngoài lần đầu tiếp cận thị trường ASEAN mà còn dành cho các thương hiệu trong nước củng cố hình ảnh ở khu vực và tăng doanh thu.

Trong khi đó, người tiêu dùng sẽ có cơ hội tiếp cận lượng hàng hóa đa dạng, phong phú, đồng thời đảm bảo nguồn gốc và có bảo hành chính hãng từ các nhà bán lẻ uy tín trên thị trường. Bên cạnh đó, họ cũng nhận được dịch vụ giao nhận, thanh toán an toàn và nhanh chóng mà Lazada cung cấp, đồng thời có thể trực tiếp gửi ý kiến phản hồi đến nhà sản xuất từ tổng đài chăm sóc khách hàng.

Để khẳng định thế mạnh mô hình Marketplace, hãng còn đầu tư mới cho dịch vụ giao nhận cùng những cải tiến trong công nghệ và phương thức thanh toán. Đơn vị phát triển “Mô hình sinh thái” thương mại điện tử hợp tác đa chiều chặt chẽ với ba phía là nhà sản xuất, nhà phân phối bán lẻ và đơn vị cung cấp dịch vụ. Chính mô hình này sẽ mang đến lợi ích chung cho cả người tiêu dùng trực tuyến cũng như các đối tác của hãng, góp phần thúc đẩy sự thành công của Marketplace.

Thu Ngân

0913.756.339