Không gian làm việc
Hai câu hỏi quan trọng bạn cần tự hỏi: Bạn sẽ làm việc trong không gian như thế nào? Và: Bạn có thích nó không?
Nếu bạn phát đạt trong một phòng nhỏ (đừng xấu hổ), bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi chuyển sang một văn phòng mở. Điều này không có nghĩa là bạn nên từ chối công việc đó, nhưng bạn nên hỏi những nhân viên đang làm xem mình có thể đeo tai nghe không, cũng như nếu không gian làm việc tương đối yên tĩnh. Tương tự như vậy, nếu bạn thích mình có thể nhìn thấy đồng nghiệp và bạn đang chuyển đến một văn phòng kín các bức tường, hãy hỏi cách mà mọi người giao tiếp với nhau. Các cuộc họp có thường xuyên diễn ra không? Mọi người có thật sự tích cực trong các phòng tán gẫu giống như tất cả các bạn đang làm việc tại một bàn lớn không?
Không chỉ yêu vị trí công việc của mình, bạn cần phải yêu cả công ty và môi trường nơi mình làm việc. Ảnh: Bloomberg. |
Cùng với chỗ ngồi của bạn, hãy suy nghĩ về các khu vực công cộng. Nếu bạn đang tìm kiếm một nhóm cộng tác, hãy đảm bảo rằng không gian làm việc khuyến khích điều đó. Ngoài ra, nếu bạn không thể ngồi một chỗ suốt cả ngày, để mắt vào những chiếc ghế dài, bàn đứng hoặc điều gì đó tương tự. Bạn sẽ bị sốc bởi những gì bạn nghe được khi hỏi những nhân viên đang làm việc ở đó.
Sự minh bạch
Sự minh bạch là yếu tố quan trọng hơn không gian làm việc, nó là vấn đề về việc tiếp cận thông tin. Hãy tự hỏi mình: bạn có cảm thấy thoải mái với mức độ thông tin mà bạn nhận được cho vị trí hiện tại không? Công việc của bạn có dễ dàng hơn không – hoặc bạn có thể làm việc ở vị trí khác không – nếu như bạn biết nhiều hơn thế?
Sẽ không có câu trả lời đúng. Tôi đã làm việc cho cả hai loại công ty, và đây là những gì tôi đã học được: Khi bạn không biết những mục tiêu lớn của công ty, nó cho phép bạn thực sự có thể nghiên cứu sâu và chỉ tập trung vào những gì bạn và nhóm của bạn cần phải làm. Vì vậy, sẽ có ít căng thẳng xung quanh quá trình phát triển của công ty để đạt được một số mục tiêu.
Khi bạn có nhiều thông tin về các mục tiêu của công ty, bạn trốn tránh công việc phải làm và thay vào đó suy nghĩ việc làm thế nào để công việc của bạn phù hợp với chiến lược của công ty. Vì vậy, vào những ngày bạn cảm thấy giống như bạn đang làm những việc không có gì mới mẻ, bạn có thể lùi lại một bước và nhớ rằng mình đang giúp công ty đạt được kết quả cuối cùng.
Bây giờ đã đến lúc để nghĩ về những điều thúc đẩy bạn. Có phải là làm việc hướng tới những mục tiêu nhỏ hay những mục tiêu lớn hơn?
Sự cộng tác
Hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều hỏi liệu tôi có thích làm việc theo nhóm. Rất đơn giản, đúng không? Họ muốn bạn là trả lời là có. Nhưng làm thế nào để sự cộng tác tạo ra thay đổi lớn từ một người đến những người khác. Hãy tự hỏi mình: bạn thích làm việc với những người khác trong một dự án từ đầu đến cuối hay bạn thích có trách nhiệm với công việc của riêng bạn.
Các chuyên gia khuyên bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi ký hợp đồng với công ty, ngay cả khi khó khăn lắm bạn mới vượt qua vòng phỏng vấn của họ. Ảnh: Bloomberg. |
Theo thời gian, nhiều người thành công chuyển từ trạng thái tâm lý “tôi” thành “chúng ta”. Chuyên gia cho rằng điều này là để đạt được năng suất cao, dẫn dắt kết quả và đưa chiến lược đến một tầm cao mới, điều này rất hữu ích để làm việc với những người khác một cách năng động. Trái lại? Dựa vào sự đồng thuận giữa một nhóm có thể làm mọi việc chậm lại rất nhiều và cần thời gian lâu hơn để đạt được kết quả.
Tôi đã ở trong vai trò mà công việc chỉ dựa vào tôi – điều đó nghĩa là tôi hoàn thành được công việc nhanh hơn và nhận được tất cả công trạng (hoặc lỗi lầm). Một lần khác, khi tôi làm việc trong một nhóm, công việc mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành – nhưng tôi đã học được… từ các đồng nghiệp của mình trong quá trình cùng làm việc.
Liên tục học tập
Bạn sẽ không bao giờ hoàn thành việc học tập bất kể bạn đã tốt nghiệp đại học được bao nhiêu năm rồi. Với câu nói này, không phải tất cả các công ty đều ưu tiên phát triển sự chuyên nghiệp.
Vì vậy, nếu bạn là một người thích làm việc trong môi trường thúc đẩy bạn tiếp tục học tập (và, nếu bạn là người biết mình cần sự thúc đẩy đó), hãy tìm nơi mà công ty đó tạo điều kiện cho nhân viên đi học nâng cao. Các lựa chọn có thể dao động từ các khóa học hoàn trả học phí trực tuyến cho đến việc được nghỉ để tham dự hội nghị.
Khởi đầu trong sự nghiệp của tôi, tôi đã học tiếng Hindi và các lớp học kinh tế tại một trường đại học vào buổi tối. Các lớp học này không quan trọng đối với công việc của tôi, nhưng những nền tảng tôi học được vẫn giúp tôi những ngày đó. Bây giờ, tôi tìm kiếm các công ty khuyến khích tôi có những cơ hội tương tự.
Chế độ đãi ngộ
Điều cuối cùng và là điều thú vị nhất để thảo luận là chế độ đãi ngộ. Tôi sẽ đưa ra lời từ chối thẳng thắn: Tôi đã từng làm việc tại nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc cá nhân và ba bữa mỗi ngày. Trong khi có được những điều này là chuyện rất tốt, tôi biết rằng nếu tôi không yêu công việc của mình, tôi sẽ không có được nhiều những đặc quyền quan trọng đó.
Nhưng nếu bạn đang đưa ra một danh sách để khiến mình nói có, đây là những gì bạn nên nghĩ tới:
– Điều gì sẽ thực sự làm cho cuộc sống của tôi tốt đẹp hơn và dễ dàng hơn? Đồ ăn nhẹ miễn phí rất tuyệt, nhưng nếu bạn là một người quan tâm đến sức khỏe, liệu một cái túi không đáy chứa đầy những miếng khoai tây mỏng có giúp bạn hạnh phúc trong một thời gian dài?
– Những ngày nghỉ không giới hạn nghe có vẻ rất tuyệt, nhưng nhân viên sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày, liệu có áp lực cho việc này không?
Tôi không khuyến nghị rằng bạn loại bỏ tất cả các đãi ngộ, nhưng bạn nên suy nghĩ về những đãi ngộ đó một cách cẩn thận và việc chúng có ý nghĩa với bạn như thế nào.
Như bạn có thể nói, có nhiều điều cần cân nhắc hơn là vị trí công việc. Điều quan trọng là bạn đánh giá điều gì là quan trọng với mình và sau đó xem làm thế nào để phù hợp với công ty mà bạn đang quan tâm. Bạn càng thoải mái trong môi trường làm việc, bạn càng nhanh đạt được thành công.
Minh Châu (Theo Forbes)