Truy xuất nguồn gốc điện tử cho sản phẩm

Ngành công nghiệp thủy sản thường phải đối mặt với nhiều rủi ro và sự không chắc chắn do chuỗi cung ứng phức tạp của mình vì mỗi sản phẩm hình thành từ rất nhiều lô hàng khác nhau. Đến khi hoàn chỉnh thành phẩm phải trải qua nhiều chuyển đổi sâu rộng, nhiều quá trình chuyển giao từ khâu thu hoạch cho đến tiêu thụ.

Thông tin lưu trữ phức tạp và phát triển theo cấp số nhân nên khả năng truy cập, quản lý và chia sẻ thông tin phải phát triển tương ứng để giảm bớt rủi ro cho nhà cung cấp, người mua và cả người tiêu dùng. Những thách thức trong truy xuất dữ liệu làm việc cải thiện hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn.

Gõ caption vào đây

Chuyên gia đang triển khai dự án truy xuất nguồn gốc nguồn gốc điện tử cho doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Theo đại diện Công ty Sắc ký Hải Đăng, đơn vị phát triển và sở hữu hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử TraceVerified, hiện nay truy xuất nguồn gốc điện tử (e-tracebility) với dữ liệu thông minh là cách mà ngành công nghiệp chế biến đang hướng tới như một giải pháp xử lý và quản trị khối lượng lớn dữ liệu, dịch chuyển sang một mô hình chủ động hơn.

Đây là hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử bên ngoài (External Traceability) có khả năng tích hợp với hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử nội bộ (Internal Traceability) của doanh nghiệp. External Traceability cho phép các nhà nhập khẩu, những người tiêu dùng tùy theo mức độ phân quyền có thể truy xuất thông tin liên quan tới từng lô hàng xuất khẩu rau quả tại từng mắt xích trong chuỗi truy xuất.

Những thông tin chủ yếu tại các chuỗi truy xuất gồm nguồn và lượng đầu vào của lô hàng, ngày tháng năm bắt đầu và kết thúc sản xuất lô hàng, địa điểm sản xuất, số lượng, khối lượng lô hàng, quy cách, quy trình sản xuất áp dụng cho lô hàng, hệ thống quản lý áp dụng trong quá trình sản xuất, chỉ số chính đo về chất lượng, an toàn vệ sinh, môi trường trong thời gian lô hàng được sản xuất, chứng chỉ, chứng nhận của bên thứ ba liên quan đến lô hàng. Thông tin được trình bày bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra, External Traceability còn hỗ trợ các doanh nghiệp chưa có hệ thống truy xuất nguồn gốc nội bộ có thể tham gia cung cấp thông tin theo chuẩn áp dụng chung.

Doanh nghiệp khi tham gia vào hệ thống sẽ được cấp tài khoản và mật khẩu riêng. Tại đây doanh nghiệp có thể tùy chọn mẫu báo cáo truy xuất dành cho thị trường phù hợp của mình, phân quyền người dùng trong nội bộ đưa thông tin và quyền truy cập xem thông tin cho các khách hàng của mình. 

Gõ caption vào đây

Vùng nuôi tôm của Minh Phú – Lộc An được ứng dụng mô hình truy xuất nguồn gốc điện tử bên ngoài (External Traceability).

Mỗi sản phẩm xuất khẩu sẽ được dán những con tem truy xuất nguồn gốc điện tử TraceVerified. Nhà nhập khẩu, hải quan và người tiêu dùng có thể nhận được báo cáo truy xuất bằng cách dùng smartphone scan mã QR trên các con tem truy xuất, sẽ có đường link đến báo cáo truy xuất của lô hàng đó. Hoặc vào trang www.traceverified.com chọn mục “Trace It” và nhập mã truy xuất trên tem vào.

Hệ thống này sẽ giúp ngăn chặn được việc dán nhãn sai và gian lận xảy ra khi các loài thủy sản kém hơn được thay thế hoặc trộn lẫn với các loài có giá trị cao. Theo khảo sát của Văn phòng Kiểm toán Chính phủ Mỹ, tỷ lệ dán nhãn sai hải sản ở Mỹ rất lớn. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng được dẫn dắt để tin rằng họ đang mua hải sản có một xuất xứ được ưa chuộng nhưng thực tế lại phải sử dụng sản phẩm thay thế. Hậu quả là địa phương có sản phẩm đặc trưng phải gánh chịu sự sụt giảm doanh số do dịch chuyển sang các sản phẩm thay thế.

Các nền tảng của truy xuất nguồn gốc điện tử cũng đảm bảo khả năng có thể tích hợp hài hòa với hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Ngoài ra, hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử có thể tạo ra giá trị riêng biệt cho các chương trình tiếp thị, bán lẻ và dịch vụ thực phẩm liên quan đến chương trình khuyến mãi của doanh nghiệp bằng cách cung cấp niềm tin cho người tiêu dùng rằng sản phẩm được quảng cáo đến từ vùng nào đó.

 Minh Trí

0913.756.339